Quốc tế

Anh đã có sẵn kịch bản khi loại bỏ xe tăng

Trang Air Recognition cho biết, Anh đã có sẵn kịch bản khi toàn bộ lực lượng xe tăng của lực lượng này được cho nghỉ hưu toàn bộ.

Mỹ nâng cấp xe tăng Abrams lên bản V4 để đối phó xe tăng thế hệ mới của Nga / NATO tháo rời gần 500 chiếc xe tăng Leopard-1 để... bán phế liệu

Theo nguồn tin này, việc Anh có kế hoạch loại bỏ toàn bộ xe tăng được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, xe tăng đắt đỏ, khó di chuyển và cần có cơ sở hạ tầng hậu cần để di chuyển chúng đến và rời khỏi vùng chiến sự cũng như duy trì hoạt động của chúng.

Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nặng 60 tấn có giá tới 10 triệu USD trong khi một chiếc xe chiến đấu bánh lốp 30 tấn có thể có giá bằng một nửa. Nếu một quân đội từ bỏ xe tăng vì lý do chi phí hoặc khả năng vận chuyển, họ có thể khôi phục một số khả năng đã mất bằng cách thay thế chúng bởi các phương tiện bánh lốp hạng trung.

Anh da co san kich ban khi loai bo xe tang
Xe tăng Challenger 2.

Mặc dù quyết định không được bảo vệ tốt bằng, nhưng cơ động chiến lược hơn nhiều và về lý thuyết, có thể tích hợp hỏa lực tùy chọn. Một công trình nghiên cứu cho thấy, rất ít phương tiện bánh lốp có thể tích hợp một khẩu pháo mạnh như pháo chính của xe tăng.

Nhưng tên lửa chống tăng có lái dẫn nhẹ hơn pháo và không kém về khả năng sát thương. Tên lửa chống tăng hiện đại cho phép một người lính nhắm mục tiêu và tiêu diệt ngay cả xe tăng chiến đấu chủ lực được bọc thép dày nhất với tỷ lệ hạ mục tiêu rất cao, ở cự li lớn và ít rủi ro nhất.

Tên lửa chống tăng TOW có thể mang một đầu đạn đi xa như 2,8 dặm-xấp xỉ cự li bắn hiệu quả của pháo xe tăng. Tên lửa Spike của Israel có khả năng tương tự nhưng bay xa hơn.

Một lữ đoàn hạng trung trang bị xe bọc thép bánh lốp được vũ trang tên lửa chống tăng thuộc lớp TOW hoặc Spike, có hỏa lực tương đương với những gì một lữ đoàn hạng nặng sở hữu, mặc dù có những khác biệt quan trọng về tốc độ bắn, cơ số đạn, mục tiêu và vấn đề hậu cần.

Và việc dùng xe chiến đấu hạng trung để thế xe tăng chiến đấu hạng nặng đã được Anh tính đến. Đây chính là lý do nước này có kế hoạch mua tới 800 chiếc xe chiến đấu Boxer của Đức với giá khoảng 4,9 triệu USD/chiếc.

 

Boxer là mẫu xe chiến đấu bọc thép mới được Đức chế tạo vào những năm 2000 nhằm thay thế dòng M113. Xe có trọng lượng 32 tấn, dài 7,9m, rộng 2,99 m, cao 2,4 m, với kíp lái 3 người và chở thêm được 11 lính.

Động cơ diesel, công suất 625 mã lực cho phép đạt tốc độ 103km/h, tầm hoạt động 1.100 km, vượt vật cản nước sâu 0,8m. Việc đổ quân được tiến hành qua cửa đuôi xe.

ARTEC đã phát triển Boxer thành nhiều biến thể, gồm: xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh với pháo 30mm, xe chỉ huy, xe cứu kéo, quân y, diệt tăng tự hành. Do được thiết kế mở nên những cỗ xe này có thể dễ dàng tích hợp thêm vũ khí và tên lửa chống tăng trên tháp chiến đấu.

Để hỗ trợp lực lượng chiến đấu mặt đất, Anh cũng công bố mua thêm 20 chiếc UAV trinh sát, tấn công Protector - dòng máy bay được đánh giá là mạnh gấp 2 lần Reaper

Đây là loại máy bay đang được phát triển bởi hãng General Atomics của Mỹ và sẽ gia nhập không quân Anh với cái tên The Protector, có thể khoanh vùng và do thám mục tiêu trong vòng 2 ngày với hệ thống cảm biến và máy tính hiện đại, vốn làm việc tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

 

Giới chức quốc phòng cho biết, Protector trước tiên sẽ mang được tên lửa Hellfire và các loại bom dẫn đường bằng laze, sau đó thêm nhiều vũ khí khác sẽ được bổ sung. Dữ liệu mà Protector thu thập được sẽ được gửi về căn cứ không quân Waddington ở Lincolnshire.

Giới chuyên gia cho rằng, với loạt kế hoạch được chuẩn bị, Anh hoàn toàn có cơ sở để loại bỏ toàn bộ số xe tăng hạng nặng Challenger 2 như những gì đã được hé lộ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm