Anh lo ngại 'kẻ hủy diệt lục địa' PAK DA
Tên lửa Kornet đánh bại mọi xe tăng phương Tây / Mỹ bất ngờ chuyển cho Ukraine cường kích A-10?
Máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới PAK DA (Poslanhik) của Nga kể cả khi mới chỉ tồn tại trên ảnh đồ họa vẫn khiến phương Tây quan ngại sâu sắc.
>> Xem thêm: Chuyên gia Mỹ cảnh báo về quyết định tuyệt vọng của ông Zelensky sau thất bại của quân đội Ukraine
Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga hiện có 80 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-22M3, đây là xương sống của thành phần răn đe hạt nhân từ trên không.
>> Xem thêm: Wagner đối mặt "ngõ cụt" sau vụ nổi loạn chớp nhoáng
Ngoài ra Nga còn có ít nhất 10 chiếc Tu-160M trong vai trò chủ lực của không quân chiến lược và tiêm kích MiG-31K, nếu cần có thể mang tên lửa siêu thanh Kinzhal lắp đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
>> Xem thêm: Nhà báo Mỹ nhận định Tổng thống Zelensky sẽ phải thỏa hiệp
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Anh - ông James Hippie, những oanh tạc cơ nói trên mặc dù rất đáng sợ, nhưng khi Nga chính thức đưa chiếc PAK DA vào hoạt động thì rắc rối còn lớn hơn nhiều.
>> Xem thêm: Thủ tướng Hungary: 'Chỉ ông Trump mới có thể ngăn chặn xung đột ở Ukraine'
Theo ông Hippie, Tổng thống Nga Vladimir Putin rất quan tâm đến việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy bay ném bom chiến lược PAK DA, loại vũ khí có khả năng "hủy diệt các lục địa".
PAK DA được thiết kế theo nguyên tắc cánh bay. Theo một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, chiếc oanh tạc cơ này sẽ được trang bị tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh tiên tiến.
Thậm chí nếu cần thiết, PAK DA sẽ có thể hoạt động như một máy bay không người lái, điều khiển một nhóm UAV và tiến hành tấn công tên lửa vào các mục tiêu dưới mặt đất.
Điều đáng sợ nhất của PAK DA nằm ở việc nó được ứng dụng các công nghệ tàng hình, đi kèm vũ khí siêu thanh, đủ sức xuyên thủng bất cứ lưới lửa phòng không nào.
PAK DA được xem là câu trả lời đanh thép được Moskva đưa ra trước B-21 Raider của Mỹ, xét về mọi góc độ trên lý thuyết thì máy bay ném bom chiến lược Nga đều không thua kém.
Nhưng bên cạnh đó, một luồng ý kiến khác lại cho rằng PAK DA sẽ không bao giờ cất cánh, bởi Nga đang đối diện nhiều khó khăn không thể vượt qua, đặc biệt khi nguồn lực đang bị bào mòn vì cuộc chiến Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo