Quốc tế

Asia Times: Điểm yếu khi Nga dùng vàng để hỗ trợ đồng rúp

Giá trị của đồng rúp đang có sự biến động lớn trong 1 tháng vừa qua, và việc dùng vàng để hỗ trợ đồng rúp chưa chắc mang lại hiệu quả - tờ Asia Times đánh giá.

NÓNG: Nổ lớn ở thành phố Nga sát biên giới Ukraine / ‘Dao kéo’: Ngành công nghiệp tỷ USD biến Hàn Quốc thành ‘kinh đô thẩm mỹ’ thế giới, Covid-19 càng hốt bạc vì nhu cầu tăng vọt

Nga dùng vàng để hỗ trợ đồng rúp

Ngân hàng Trung ương Nga mới đây đã công bố một mức giá cố định cho việc mua vàng bằng đồng rúp. Với mức giá 5.000 RUB (tương đương 60,88 USD vào thời điểm bài viết được đăng tải) cho 1 gam vàng, đây là lần đầu tiên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được quy đổi bằng hình thức "vàng ngang giá" kể từ khi Thụy Sĩ quyết định ngừng làm như vậy vào năm 1999.

Các cường quốc lớn trên thế giới sử dụng vàng ngang giá để tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán thương mại quốc tế trong kỷ nguyên bản vị vàng vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Ban đầu, chiến lược về tiền tệ của ông Putin dự kiến sẽ áp dụng từ ngày 28/3 đến ngày 30/6. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các động thái liên quan đến đồng rúp của Nga, bắt đầu với tuyên bố vào ngày 23/3 rằng họ sẽ chỉ chấp nhận đồng rúp cho khí đốt của châu Âu thay vì đồng euro và USD.

Theo chuyên gia của Asia Times, Nga sẽ không chỉ mở rộng việc thanh toán bằng đồng rúp sang dầu mỏ mà còn đang phát tín hiệu áp dụng sang toàn bộ các mặt hàng mà nước này xuất khẩu (bao gồm lúa mì, nickel, nhôm, uranium đã làm giàu và neon).

Asia Times: Điểm yếu khi Nga dùng vàng để hỗ trợ đồng rúp - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ.

Mục tiêu chính của những động thái này là củng cố độ tin cậy của đồng rúp bằng cách làm cho đồng tiền Nga trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường ngoại hối, mặc dù nó cũng phù hợp với những nỗ lực lâu dài của Nga và Trung Quốc nhằm làm suy yếu sự thống trị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu (USD hiện là đơn vị tiền tệ mà hầu hết các nước dùng để định giá hàng hóa quốc tế và các ngân hàng trung ương trên thế giới đều nắm giữ trong dự trữ ngoại hối của họ).

Đồng rúp đã giảm hơn 70% vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được tung ra để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Sau khi giảm mạnh, đồng rúp đã phục hồi phần nào. Tuy nhiên, đồng tiền này đã mạnh lên hơn nữa sau thông báo về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của ông Putin.

Các hệ thống dựa trên vàng trước đây

Đạo luật tiền đúc năm 1816 của Vương quốc Anh đã ấn định giá trị của đồng bảng Anh thành 113 grain vàng nguyên chất (1 grain ~ 0,064 gram), trong khi Đạo luật bản vị vàng của Mỹ năm 1900 xác định rằng đồng USD phải duy trì giá trị bằng 23,22 grain vàng nguyên chất.

 

Tổng hợp lại, hai đạo luật ngầm quy ước tỷ giá hối đoái ngang giá qua vàng chính thức là 1 bảng Anh = 4,87 USD.

Việc này cũng tương tự trong hệ thống Bretton Woods sau chiến tranh: 1 ounce vàng được cho là trị giá 35 USD, và tất cả các loại tiền tệ khác được cố định và chuyển đổi thành USD. Vàng là cốt lõi của một hệ thống khiến đồng tiền trở nên uy tín và đáng tin cậy.

Theo chuyên gia của Asia Times, việc gắn đồng rúp với bản vị vàng đi kèm với một số "luật chơi" nhất định mà Nga sẽ phải tuân theo. Nga cần sẵn sàng đổi vàng lấy rúp với bất kỳ ai muốn làm như vậy.

Đây là những gì Mỹ đã làm trong thời Bretton Woods, và nó dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống: với việc chi tiêu của Mỹ tăng lên trong các cuộc chiến tranh, những người nắm giữ USD ngày càng lo lắng về giá trị của đồng USD và tìm cách đổi nó lấy vàng.

Ông Nixon sau đó đã đơn phương chấm dứt việc cho chuyển đổi USD-vàng vì sợ rằng Mỹ sẽ cạn kiệt vàng, điều này sẽ phá hủy uy tín của đồng USD. Kể từ quyết định đó, thế giới đã chuyển sang một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và giá vàng đã tăng đều đặn khi các đồng tiền thế giới trở nên yếu hơn trong mối quan hệ với vàng.

 

Hệ thống này đã được hỗ trợ một cách hiệu quả bởi một thỏa thuận mà người Mỹ đã ký vào đầu những năm 1970 để mua dầu từ Ả Rập Xê Út và hỗ trợ quân sự cho nước này để đổi lấy việc Ả Rập Xê Út sử dụng USD để mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Tác giả trên tờ Asia Times nhận định, vấn đề đối với Nga là nếu Nga sẵn sàng đổi rúp lấy vàng, nước này có thể sớm rơi vào tình trạng tương tự như Mỹ vào khoảng năm 1971. Chiến tranh là một tình trạng bất thường đi kèm với rủi ro lớn: không có dự báo đáng tin cậy nào, và thị trường có thể phản ứng quá mức với những thông tin mới - đặc biệt là trong ngắn hạn.

Nếu niềm tin vào đồng rúp giảm một lần nữa, nhiều nhà đầu tư có thể quyết định rút vàng khỏi ngân hàng trung ương, điều này có thể gây bất ổn cực kỳ lớn cho Moscow.

Khả năng Nga duy trì một tỷ giá cố định của đồng rúp đối với vàng có liên quan chặt chẽ đến những gì xảy ra đối với nhu cầu năng lượng của Nga. Nếu phương Tây chỉ có thể dần dần thay thế vào dầu và khí đốt của Nga, thì nhu cầu về đồng rúp sẽ giúp giữ cho đồng tiền này tăng giá (đặc biệt nếu phương Tây cuối cùng sẽ thanh toán bằng đồng rúp).

Nhưng nếu các chính trị gia lắng nghe các nhà kinh tế và ngay lập tức ngừng nhập khẩu khí đốt, dầu mỏ và các mặt hàng khác của Nga, đồng rúp có thể giảm giá đáng kể - kéo theo đó là toàn bộ nền kinh tế Nga. Điều này có thể khiến giá cả tăng vọt hơn nữa và gây thiệt hại tới nhiều người dân Nga. Dù vậy, Asia Times cho rằng đây vẫn có thể là cách hiệu quả nhất và có lẽ là an toàn nhất để khiến Nga ngừng chiến tranh.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm