‘Át chủ bài’ của Nga ở Biển Đen buộc NATO phải mở mặt trận mới
CLIP: AU-220M – “Phương thuốc” nâng cấp xe chiến đấu cũ thời Liên Xô / CLIP: Ghost 4 – UAV trinh sát tích hợp AI của Mỹ
Các quốc gia thuộc Liên minh quân sự NATO đang tích cực mở mặt trận mới nhằm chống lại Nga, bởi vì họ đặc biệt lo ngại cây "át chủ bài" của nước này ở khu vực Biển Đen.
Nhận định này được chuyên gia Mark Galeotti - Giáo sư danh dự của Trường Nghiên cứu Slavic và Đông Âu thuộc Đại học California đưa ra trong một bài phân tích đăng trên ấn phẩm The Spectator.
Theo tác giả, rất nhiều sự kiện đáng lo ngại đã diễn ra trong thời gian gần đây ở Biển Đen. Mới nhất, một chiếc máy bay vận tải L-410 của Ba Lan suýt rơi khi bị tiêm kích Su-35 của Nga đánh chặn.
Sau đó, một chiếc máy bay trinh sát điện tử Boeing RC-135 Rivet Joint đã được nhìn thấy trên bầu trời biển Đen - đó chính xác là loại phi cơ mà các phi công Nga suýt bắn hạ vào tháng 9 năm ngoái.
“Kể từ đó, máy bay trinh sát của Pháp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động tích cực ở phía Tây Biển Đen. Dựa trên những gì diễn ra, đây là tiền tuyến thực sự giữa NATO và Nga”, bài báo cho biết.
Theo giáo sư Galeotti, chiến tuyến mới ở Biển Đen hiện đang đặc biệt nhộn nhịp, khi Hải quân Nga sử dụng không gian này để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào đa dạng các mục tiêu.
Ngoài ra tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Biển Đen cũng khiến các quốc gia phương Tây cảm thấy khó chịu vì chúng có thể cản trở việc thực hiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Tuy nhiên yếu tố gây khó chịu nhất cho Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương chính là cây "át chủ bài" của Nga - bán đảo Crimea, khi nó được so sánh như một tàu sân bay không thể đánh chìm.
“Chừng nào bán đảo Crimea còn thuộc về Nga và được quân sự hóa mạnh mẽ, thì Biển Đen sẽ tiếp tục là đối tượng của ý chí và khả năng gây áp lực bằng quân sự của Moskva”, ấn phẩm The Spectator cho biết.
Chính vì địa thế chiến lược của bán đảo Crimea mà lực lượng hải quân của các quốc gia NATO đã phát động Chiến dịch FONOP - "Các hành động đảm bảo tự do hàng hải".
Tuy vậy giáo sư Galeotti chỉ ra rằng mục tiêu chính của các hoạt động mà NATO tiến hành không phải hướng đến tự do hàng hải, mà chính là mong muốn thách thức ảnh hưởng của Nga trong vùng biển mà Liên minh muốn kiểm soát.
“Nếu NATO không phản ứng, có nghĩa là đồng ý vô điều kiện với tham vọng của Moskva, sẽ đưa vùng biển Đen đến gần hơn với việc trở thành một cái hồ của Nga", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhận xét cho rằng NATO đã đánh giá quá cao sức mạnh của Hạm đội Biển Đen, khi đơn vị này có nguồn lực tương đối hạn chế và đã được chứng minh không thể gây ra rắc rối nào đáng kể đối với Liên minh.
Lực lượng trên bộ của Nga đóng tại bán đảo Crimea cũng vậy, các đơn vị đều đã rơi vào tình trạng bị "bào mòn nghiêm trọng" sau hơn một năm xung đột, khó có thể là đối trọng thách thức NATO.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này