Quốc tế

Australia bán thanh lý chiến hạm cỡ lớn, cơ hội tốt?

Mua lại các khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry của Hải quân Australia tỏ ra tối ưu so với nhận lại từ Mỹ với giá cao.

Nga ra mắt bản nâng cấp cực mạnh của chiến hạm Karaurt / Soi hai chiến hạm "khủng" vừa được Trung Quốc hạ thủy trước thềm Năm mới

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành loại biên lớp khinh hạm cỡ lớn Oliver Harzard Perry sau khi chúng đã phục vụ đủ theo thời hạn thiết kế, điển hình cho trường hợp này chính là Hải quân Mỹ và Australia.

Tuy nhiên do có kết cấu rất bền chắc cho nên nếu được sửa chữa và nâng cấp thì chúng vẫn đủ khả năng phục vụ thêm một thời gian nữa.

Hiện tại toàn bộ các khinh hạm Oliver Harzard Perry đã được Mỹ cho nghỉ hưu và lưu trữ tại căn cứ hải quân Philadelphia để sẵn sàng bán lại cho những nước nào quan tâm.

Nhưng vấn đề nan giải ở đây là khách hàng sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn, ví dụ như trường hợp Bahrain phải trả tới 150 triệu USD để tân trang tàu USS Robert G. Bradley (FFG-49).

Các khinh hạm Oliver Harzard Perry đã loại biên của Hải quân Mỹ
Các khinh hạm Oliver Harzard Perry đã loại biên của Hải quân Mỹ

Chính vì vậy, phương án mà các quốc gia khác có thể tính tới chính là mua khinh hạm Oliver Harzard Perry từ một nước thứ ba, trong trường hợp này Australia tỏ ra là lựa chọn có tính khả thi cao hơn khi họ cũng tự đóng một số chiến hạm loại này trong nước.

Trong tương lai gần, Hải quân Hoàng gia Australia sẽ thay thế toàn bộ khinh hạm lớp Oliver Harzard Perry bằng khu trục hạm Aegis lớp Hobart, vì vậy để tránh tiền tháo dỡ hay bảo dưỡng mà họ đã đánh tiếng sẵn sàng bán giá rất rẻ cho ai quan tâm.

Theo thông tin mới nhất, Hải quân Australia đã đưa tàu hộ vệ tên lửa HMAS Melbourne và HMAS Newcastle vào danh sách bán thanh lý, chính phủ quốc gia này cho biết sẽ ưu tiên các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương nhằm giúp họ bảo đảm tốt hơn chủ quyền trên biển.

Australia ban thanh ly chien ham co lon, co hoi tot?
Khinh hạm lớp Oliver Harzard Perry của Hải quân Hoàng gia Australia

Nhưng có vẻ như các đối tác trong khu vực vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận một chiến hạm lớn đến vậy, đặc biệt là khi vũ khí đi kèm theo nó hiện không còn được Mỹ sản xuất, dẫn đến yêu cầu phải nâng cấp thay thế toàn bộ hoặc tháo dỡ làm tàu tuần tra.

Chính vì lý do trên, Australia đã cho biết khả năng cao là hai chiếc Oliver Harzard Perry vừa loại biên sẽ được sang tên cho Hải quân Chile, khi đất nước Nam Mỹ này đang quan tâm nhất.

Mặc dù vậy giới chính trị và quân sự Australia cho rằng số tiền thu được từ việc bán lại hai khinh hạm trên là không đáng kể so với lợi ích nếu tặng lại chúng cho một nước châu Á, cho nên thương vụ bán cho Chile chưa chắc đã thành công.

Nếu nhận được lời đề nghị thích hợp, rất có thể Australia sẽ tặng cặp chiến hạm này cho một nước Đông Nam Á vì đảm bảo tốt nhất cho chiến lược của Canberra.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm