Quốc tế

B-52 của Mỹ "biến mất" bí ẩn: Dấu hiệu bất thường, lá chắn chiến lược ở Thái Bình Dương sụp đổ?

Không quân Mỹ hiện chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào về việc toàn bộ phi đội máy bay ném bom B-52 "biến mất" khỏi căn cứ Andersen trên đảo Guam.

B-52 của Mỹ bỏ hết bom hạt nhân, nhưng tên lửa hạt nhân vẫn… đầy / Loại bỏ bom hạt nhân, B-52 vẫn giữ lại "cánh tay tử thần" AGM-86B

"Pháo đài bay" B-52 biến mất bí ẩn khỏi Guam

Theo Sputnik, Không quân Hoa Kỳ đã âm thầm rút toàn bộ phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress khỏi căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, trong ngày 16/4 và không đưa bất cứ máy bay ném bom nào khác tới thay thế.

Hiện Lầu Năm Góc hay Không quân Mỹ chưa đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào về thông tin trên.

Cũng theo Sputnik đây là lần đầu tiên trong 16 năm qua, Mỹ ngừng triển khai máy bay ném bom tới đảo Guam, một trong những tiền đồn chiến lược của Washington trên Thái Bình Dương.

Kể từ năm 2004, Lầu Năm Góc luôn duy trì Sứ mệnh hiện diện máy bay ném bom liên tục (CBP) tại Guam, với việc triển khai ít nhất một phi đội máy bay ném bom tại căn cứ Andersen.

Dựa trên các dữ liệu hàng không của Aircraft Spots, 5 máy bay ném bom B-52H từ căn cứ Andersen đã lên đường trở về Mỹ trong ngày 16/4, điểm đến của chúng sẽ là căn cứ không quân Minot ở Bắc Dakota.

Bên cạnh, "pháo đài bay" B-52, Không quân Mỹ từng triển khai nhiều loại máy bay ném bom khác nhau tại Guam nhưB-1B Lancers và B-2 Spirit. Tất cả máy bay ném bom này đều có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.

B-52 Mỹ biến mất bí ẩn: Dấu hiệu bất thường, lá chắn chiến lược ở Thái Bình Dương sụp đổ? - Ảnh 2.

Sơ đồ đường bay của phi đội B-52 từ Guam di chuyển về Bắc Dakota được Aircraft Spots đăng tải. Ảnh: Aircraft Spots.

Việc Mỹ rút toàn bộ B-52 khỏi Guam diễn ra chỉ vài ngay sau khi phi đội B-52 ở căn cứAndersen phô diễn sức mạnh với màn trình diễn "voi đi bộ".

Phát ngôn viên Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM), Thiếu tá Kate Atanasoff trả lời phỏng vấn tờ The Drive sau sự kiện B-52 rút khỏi Guam rằng, các phi đội máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Guam, theo khung thời gian và tiến độ mà chúng tôi lựa chọn

Thiếu tá Atanasoff còn nhấn mạnh rằng, việc tái bố trí B-52 phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Lầu Năm Góc, chẳng hạn như điều động nhanh phi đội B-52 từ Guam về căn cứ chính ở Mỹ hay tái triển khai chúng khi cần thiết.

Lá chắn chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương đang suy yếu?

Khi Lầu Năm Góc triển khai sứ mệnh CBP vào năm 2004, Mỹ đang tiến hành cuộc chiến chống khủng bố trên toàn và tiến hành xâm lược Iraq (2003), Tổng thống Mỹ khi đó làGeorge W. Bush đã đưa ra thuật ngữ "trục ma ủy" nhằm ám chỉ các quốc gia hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố và liệt kê Iraq, Iran và Triều Tiên vào danh sách này.

 

Cùng với CBP, Mỹ gây lực lớn lên Triều Tiên thông qua các cuộc đàm phán sáu bên trong nỗ lực ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân đang phát triển của nước này. Chỉ hai năm sau, Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình.

B-52 Mỹ biến mất bí ẩn: Dấu hiệu bất thường, lá chắn chiến lược ở Thái Bình Dương sụp đổ? - Ảnh 3.

Phi đội máy bay ném bom B-52 của Mỹ tại Guam với màn phô diễn sức mạnh "voi đi bộ" vào đầu tuần này. Ảnh: Không quân Mỹ.

Tuy nhiên, đến năm 2018, Lầu Năm Góc lại thay đổi mục tiêu của sứ mệnh CBP, chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc cạnh tranh chiến lược "đa quốc gia" với Nga và Trung Quốc, và chỉ vài tháng sau đó, Bình Nhưỡng và Washington bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về hòa bình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

Như vậy, với sự kiện rút toàn bộ máy bay ném bom khỏi Guam, "lá chắn chiến lược" của Mỹ trên Thái Bình Dương đang trở nên yếu hơn bao giờ hết, bởi ở thời điểm hiện tại ngay cả các nhóm tàu sân bay của Washington làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương cũng trong trạng thái "ngừng hoạt động" do dịch Covid-19.

Dựa trên tình hình hiện tại, Lực lượng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ còn có thể dựa vào các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng lại thiếu đi các lực lượng có khả năng tấn công răn đe.

 

Nếu Lầu Năm Góc không có sự bổ sung phù hợp thì rất có thể cả Nga và Trung Quốc sẽ tận dụng khoảng thời gian này để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ ra Tây Thái Bình Dương. Tới lúc đó Washington mới có phản ứng thì mọi chuyện đã quá muộn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm