Ba Lan mua được F-35 từ Mỹ với giá... đắt gấp đôi quảng cáo
Ba Lan đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên dù không đóng góp vào chương trình F-35 của Mỹ nhưng vẫn giành được quyền mua các loại chiến đấu cơ này từ Washington.
Hai tiêm kích bom Su-34 của Nga va vào nhau trên không / MiG-29UPG Ấn Độ dễ bị áp đảo khi Pakistan mua tiêm kích Kfir Block 60 cực mạnh
Tổng cộng phía Ba Lan sẽ mua 32 tiêm kích F-35 với tổng giá trị hợp đồng lên tới 6,5 tỷ USD - tương đương với khoảng 200 triệu USD cho một chiếc - đắt hơn gấp đôi so với mức giá lý thuyết của các chiến đấu cơ F-35 phiên bản F-35A. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, chi phí trên đã bao gồm luôn phí đào tạo phi công tại Mỹ, chi phí xây dựng cơ sở vật chất tại Ba Lan để tiếp nhận cá chiến đấu cơ thế hệ năm F-35 cũng như chi phí đào tạo nhân lực mặt đất, phí linh kiện, phụ tùng thay thế bảo dưỡng,... Nguồn ảnh: BI.
Việc đặt mua tới 32 chiếc F-35 từ Mỹ đã khiến Ba Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới dù không "góp tiền" vào dự án nghiên cứu và phát triển F-35 nhưng lại giành được quyền mua sớm loại máy bay này. Nguồn ảnh: BI.
Nỗ lực sở hữu F-35 cũng là một trong những mục tiêu của Ba Lan khi nước này muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí Nga khi đã "đường đường chính chính" trở thành một quốc gia thuộc NATO. Nguồn ảnh: BI.
Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan mua vũ khí từ Mỹ với số lượng lớn, trong năm 2018 vừa rồi Ba Lan đã mua 20 tổ hợp pháo phản lực cơ động cao từ Mỹ với giá 414 triệu USD cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot trị giá 4,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Hợp đồng mua F-35 với giá 6,5 ty USD đã phá kỷ lục của hợp đồng mua tên lửa Patriot hồi năm ngoái, trở thành hợp đồng mua vũ khí lớn nhất lịch sử mà Ba Lan từng ký kết. Nguồn ảnh: BI.
Với tư cách là một nước thành viên của NATO có biên giới chung với Nga, Ba Lan từng là một trong những "thành trì" chống phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên ngay sau khi Liên Xô tan rã, Ba Lan đã có nhiều quyết định bước ngoặt để thoát Nga và chuyển sang thân phương Tây. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, rất có khả năng các tiêm kích F-35 mà Mỹ quyết định bán cho Ba Lan đã được tính toán để chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên do Ankara quyết mua tên lửa S-400 từ Nga và bị mất quyền mua F-35, Ba Lan nghiễm nhiên "đắc lợi" khi được đưa vào vị trí thay thế cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: BI.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Theo thông tin mới nhất vừa được Mỹ công bố, Bộ ngoại giao của nước này đã phê chuẩn việc cho phép Ba Lan mua một số lượng lớn chiến đấu cơ F-35 do Mỹ sản xuất vào hôm 11/9 vừa qua. Nguồn ảnh: BI.