Báo Đức: Ukraine không thông báo khi dùng hệ thống Patriot của Đức tấn công Nga
So sánh sức mạnh xe tăng T-90M và Leopard 2A4 trên chiến trường Ukraine / Bỉ ra điều kiện gì khi đồng ý cung cấp 30 tiêm kích F-16 cho Ukraine?
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, vụ tấn công này diễn ra sau cảnh báo của Berlin và Washington về việc ngừng cung cấp tên lửa phòng không cho Kiev nếu như sự cố tương tự xảy ra một lần nữa.
Dẫn các nguồn tin giấu tên, hãng tin AFP cũng cho biết Kiev đã nhiều lần sử dụng vũ khí phương Tây để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga, gần đây nhất là nhằm vào thành phố Krasnodar ở phía nam.
Các nguồn tin không nêu rõ cuộc tấn công nhắm vào mục tiêu nào. Bộ Quốc phòng Nga trước đó tuyên bố lực lượng vũ trang Ukraine đã liên tiếp tìm cách tấn công vùng Krasnodar của Nga bằng thiết bị bay không người lái.
Hôm 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố một số thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là các nước nhỏ hơn, nên nhận thức được tình hình khi đề xuất cho phép Kiev tấn công vào lãnh thổ Nga. Ông nói thêm rằng Moskva đang theo dõi chặt chẽ những tuyên bố này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các đồng minh xuyên Đại Tây Dương dỡ lệnh cấm cho phép quân đội Ukraine sử dụng các hệ thống tấn công tầm xa của phương Tây để nhắm vào các vị trí hậu phương của Nga.
Đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng ông Stoltenberg đã vượt quá quyền hạn và tuyên bố của ông đã bị chính các thành viên NATO chỉ trích. Về phần mình, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng NATO đang có những lời lẽ hiếu chiến, làm leo thang căng thẳng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo