Quốc tế

Báo Mỹ dự báo kết cục xấu cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2

Báo Mỹ cho rằng, Nga có nhiều vũ khí uy lực để phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 mà Đức cung cấp cho Quân đội Ukraine.

Được Mỹ trợ giúp, không quân Ukraine vẫn khó chiếm ưu thế trước Nga / Nhật Bản công bố số liệu tích cực về tiền lương

Tờ báo Mỹ New York Times đưa tin, pháo tự hành hạng nặng PzH 2000 của Đức (do Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall phát triển) chuyển giao cho Kiev tỏ ra kém thích ứng với đường xá lầy lội ở Ukraine hơn so với tổ hợp pháo 2S7 Pion, do Liên Xô sản xuất.

Trước đó, thông tin từ chính quyền Kiev cho biết, Đức cùng với Hà Lan đã cung cấp 14 khẩu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 cho Ukraine, với hy vọng loại pháo hiện đại nhất của Đức sẽ trở thành loại pháo chủ lực thay thế cho chính 2S7 Pion trong biên chế Quân đội Ukraine.

Bài báo dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, với kiểu bánh xích có răng kim loại giống như móng vuốt, pháo 2S7 Pion thực sự hoạt động tốt hơn trong điều kiện bùn lầy so với Panzerhaubitze 2000.

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng, tuần trước Quân đội Ukraine đã có quyết định đưa tất cả pháo tự hành của Đức ra khỏi chiến trường do chúng không thể tự rời khỏi khu vực nếu bị Nga pháo kích.

Bài báo dẫn lời một trung úy Ukraine than phiền việc họ phải kéo lê một khẩu lựu pháo như vậy khi nó bị sa lầy.

“Cho đến khi thời tiết khá hơn chắc sẽ không có cuộc phản công nào được tiến hành, bởi xe cộ bị mắc kẹt, chúng tôi sẽ làm gì nếu xảy ra bắn nhau?” - sĩ quan Ukraine nói.

Ấn phẩm Mỹ cũng chỉ ra khó khăn khi phải rất cẩn thận trong việc điều khiển loại “trang bị công nghệ cao” của phương Tây, để không làm hỏng thiết bị điện tử vốn “vô cùng đỏng đảnh” của pháo tự hành của Đức.

Các thiết bị điện tử nhạy cảm của Panzerhaubitze 2000 rất dễ bị hỏng khi gặp điều kiện thời tiết mưa, ẩm hoặc bụi bẩn.

Các binh sĩ Ukraine phải đi ủng hoặc dép chuyên dụng khi họ bước vào trong xe, nếu không khẩu pháo tự hành sẽ trở thành đống sắt vô tri ngay lập tức.

Báo Mỹ dự báo kết cục xấu cho tăng Leopard 2 ảnh 1
Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 của Đức không phù hợp với đường sá và điều kiện tác chiến khốc liệt trên chiến trường Ukraine

Các binh sĩ Ukraine cũng phàn nàn về những khó khăn trong việc bảo trì thiết bị. Theo tiết lộ của một quân nhân Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, nếu xạ thủ bắn đủ hai băng đạn thì họ phải dành nguyên một ngày để bảo dưỡng súng.

Ngoài pháo tự hành Panzerhaubitze 2000, binh sĩ Ukraine cũng gặp phải tình trạng tương tự khi sử dụng một vũ khí Lục quân chủ lực của khác mà Đức cung cấp cho Ukraine là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 2.

Không chỉ có vậy, “Báo Đức” còn bị cho là dễ bị Nga phá hủy khi được tung vào đối đầu với các vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine. Theo nhận định của tác giả Bjorn Stritzel trong bài báo trên tờ Bild, lực lượng vũ trang Nga có nhiều cách để tiêu diệt xe tăng Leopard của Đức.

Theo ông Bjorn Stritzel, Nga có ít nhất 3 hệ thống vũ khí nguy hiểm đe dọa các thiết bị quân sự của Đức đang phục vụ trong quân đội Ukraine, bao gồm: Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM), mìn và các loại xe tăng của Nga như T-72B3, T-80BVM, T-90A/S/M hay T-14 Armata.

Theo bài báo, mối đe dọa lớn nhất đối với Leopard là tên lửa dẫn đường chống tăng hiện đại, các mẫu tên lửa mới hơn của Nga đã được thiết kế đặc biệt để đối phó với các loại xe tăng như Leopard 2. Sức xuyên phá của tên lửa dẫn đường với đầu đạn tandem Nga đôi khi xuyên qua một mét thép của xe tăng.

 

Stritzel cũng làm rõ rằng, các loại mìn chống tăng TM-62 khá phổ biến và các phiên bản tiên tiến hơn của chúng có thể được sử dụng để chống lại Leopard. Với địa hình nhiều rừng cây và đường sá lầy lội ở Ukraine, không có cách nào để phát hiện mìn được cài dưới mặt đất.

Ngoài ra, các tên lửa chống tăng dẫn đường bắn từ pháo 2A46 (125 mm) thừa sức xuyên thủng lớp giáp của Leopard 2A6, thậm chí là các loại đạn pháo 125mm cũng đủ sức phá hủy chiếc xe tăng Đức chứ đừng nói là các loại đạn hạng nặng thế hệ mới, như đạn 152m trên xe tăng T-14 Armata.

Theo các cơ quan quốc phòng phương Tây, Ukraine đã nhận 14 chiếc Leopard 2A4 từ Ba Lan; hơn một trăm chiếc Leopard 1A5 của Đức, Đan Mạch và Hà Lan; tám chiếc Leopard 2A4 của Canada và Na Uy; sáu chiếc Leopard 2A4 của Tây Ban Nha; 18 chiếc Leopard 2A6 của Đức và 3 chiếc của Bồ Đào Nha.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm