Quốc tế

Báo Mỹ: F-22 và F-35 dễ bị tổn thương trước hệ thống tác chiến điện tử Nga

DNVN - Các hệ thống tác chiến điện tử Nga được xem là có khả năng tắt động cơ của những máy bay chiến đấu mới nhất do Mỹ chế tạo.

Mỹ nêu điều kiện gia hạn Hiệp ước START 3 / Máy bay huấn luyện - chiến đấu T-5 của Đài Loan thực hiện chuyến bay chính thức

Để tiêu diệt thành công máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II thuộc thế hệ thứ năm của Mỹ, không cần thiết phải sở hữu hệ thống phòng không hiện đại có thể phát hiện những chiếc tiêm kích như vậy ở khoảng cách vài trăm km.

Hóa ra nhiều thiết bị điện tử trong hệ thống điều khiển của động cơ máy bay mà Quân đội Mỹ đang sử dụng đã không được thử nghiệm để chống lại hiệu ứng vô tuyến mạnh mẽ do các phương tiện tác chiến điện tử của Nga gây ra. Quân đội Nga có thể can thiệp, thậm chí làm rơi tiêm kích tàng hình Mỹ chỉ bằng cách triển khai và kích hoạt hệ thống gây nhiễu tương ứng.

Tiêm kích tàng hình Mỹ có thể bị chế áp bởi hệ thống tác chiến điện tử Nga. Ảnh: TASS.

Tiêm kích tàng hình Mỹ có thể bị chế áp bởi hệ thống tác chiến điện tử Nga. Ảnh: TASS.

Theo nhận định của ấn phẩm thông tin American Stealth Fall, sự cố mới nhất với động cơ của máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ là do các thành phần điện tử chịu trách nhiệm cho hoạt động của động cơ.

Xem xét thực tế rằng Nga có các tổ hợp tác chiến điện tử với khả năng thiết lập sự can thiệp mạnh mẽ trong bán kính hơn 250 km, rõ ràng sức mạnh thực sự của F-22 và F-35 của Mỹ đã được phóng đại - máy bay thậm chí không thể tiến đến gần vị trí triển khai các hệ thống này.

Nhưng bên cạnh đó, giới chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng suy đoán trên chỉ là phóng đại, không thể gây nhiễu hệ thống điện tử của máy bay tàng hình bằng cách phát sóng vu vơ lên bầu trời rồi mong nó tự rơi và cũng chẳng có bằng chứng nào cho thấy tác chiến điện tử Nga thực sự tác động được vào máy bay Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm