Quốc tế

Báo Mỹ: Nga cố bán Su-57 để nuôi chương trình?

Tạp chí Lợi ích quốc gia của Mỹ vừa có bài viết nói về mục đích của Nga khi chào bán tiêm kích tàng hình Su-57 và tăng Armata tại Army 2020.

Tổng thống Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình / Ít nhất 15 tàu chiến Nga xuất hiện ngoài khơi Syria, có thể sắp tham gia hoạt động quân sự lớn?

Mở đầu bài viết, báo Mỹ dẫn lại tuyên bố của Tổng giám đốc Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev rằng: "Nga sẵn sàng cung cấp các loại vũ khí cho mọi khách hàng nếu họ cần, kể cả đó là các nước thành viên NATO.

Tùy thuộc vào quyết định của Tổng thống Putin, chúng tôi luôn tự hào và làm việc hết mình vì những quyết định của ông ấy, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại cho các nước trong liên minh NATO".

Bao My: Nga co ban Su-57 de nuoi chuong trinh?
Tiêm kích Su-57 và F-35.

Việc Nga phá bỏ mọi rào cản tìm khách hàng cho vũ khí của mình sản xuất, đặc biệt là tiêm kích Su-57 và tăng Armata nhằm tìm nguồn kinh phí để tiếp tục hoàn thiện những chương trình vũ khí thế hệ mới này.

Theo báo Mỹ, đây chính là lý do khiến nhà sản xuất Nga chào mới Ấn Độ tham gia chương trình Su-57. Hãng Sukhoi tuyên bố sẽ phát triển 2 biến thể của máy bay chiến đấu Su-57, một cho Nga và một cho Ấn Độ.

Ban đầu Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 144 máy bay chiến đấu tàng hình và doanh thu từ giao dịch này sẽ hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57, Ấn Độ cũng có kế hoạch đầu tư 6 tỉ USD vào công việc thiết kế.

Để thuyết phục đối tác, phía Nga nói rằng phiên bản Su-57 của Nga sẽ đơn giản hơn phiên bản Ấn Độ, do phiên bản của New Delhi được lên kế hoạch sẽ trang bị hệ thống điện tử hàng không do nước này tự sản xuất và có thể tương thích với nhiều vũ khí hơn.

Nhưng phiên bản dành cho Ấn Độ cuối cùng vẫn chỉ nằm trên giấy, xét theo góc độ của New Delhi, sự tiến bộ trong phiên bản Su-57 của Nga là không đủ.

 

Ngoài ra, các quan chức của Không quân Ấn Độ đã liệt kê ít nhất 4 điểm yếu của Su-57, chủ yếu là động cơ không đáng tin cậy, radar không đủ khả năng và thiết kế khung máy bay kém ảnh hưởng đến hiệu suất tàng hình.

Cân nhắc trước những thiếu sót này, Ấn Độ tin rằng khoản trả trước 6 tỷ USD là quá nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến thương vụ Su-57 giữa Nga và Ấn Độ dù đã trải qua nhiều cuộc đàm phán nhưng đến này vẫn gần như bị đóng băng.

Không những vậy, phía Ấn Độ còn nhiều lần tuyên bố ngưng thương vụ này để chuyển sang gói mua sắm khác thiết thực và ít tốn kém hơn.

Nhà sản xuất Nga tuyên bố, tại Triển lãm Army 2020, đã có nhiều khách hàng bày tỏ quan tâm đặc biệt và muốn mua tiêm kích tàng hình Su-57.

Theo báo Mỹ, thông tin này cũng từng được Nga nói đến trong những triển lãm trước nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ quốc gia nào trở thành khách hàng chính thức của Su-57 ngoại trừ thương vụ 76 chiếc với Không quân Nga.

 

Để chương trình có thể tiếp tục, nhà sản xuất cần thêm nguồn kinh phí lớn. Nhưng đến nay không có tín hiệu rõ ràng nào cho thấy khách hàng nước ngoài sẵn sàng chi tiền cho Su-57.

"Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 nghìn tỷ USD của Mỹ mà không có Anh, Nhật Bản, Israel, Australia vànhiều quốc gia khác vui lòng chi tiêu tiền thuế của họ để mua hàng trăm chiếc?", một vị chuyên gia Nga cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm