Quốc tế

Báo Nga: Năng lực tác chiến của Việt Nam vẫn đứng đầu ĐNÁ

Báo Nga: Năng lực tác chiến của Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ).

Quân đội Syria tiến vào thị trấn chiến lược Manbij ở Aleppo / Phiến quân phục kích giết hại 15 binh sĩ Syria ở Bắc Latakia

Báo Nga: Năng lực tác chiến của Việt Nam vẫn đứng đầu ĐNÁ - 1

Chiến cơ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Trong một bài viết tổng kết công tác hợp tác giữa Nga và Việt Nam năm 2018, cây viết Dmitry Shorkov, nhà báo đang đang làm việc tại Ban biên tập chương trình phát thanh đến các nước châu Á của Hãng thông tấn quốc tế Sputnik đã nhận định như vậy.

Theo ông Shorkov, lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam đã chứng minh rằng nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước chân thành và là những chiến binh dũng cảm, có thể làm nên những thắng lợi vang dội trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Kinh nghiệm chiến tranh địa phương nửa sau thế kỷ 20, với sự tham gia của Việt Nam, khẳng định rằng: ngoài lòng yêu nước và lòng dũng cảm, còn phải có kiến thức quân sự hiện đại, vũ khí tiên tiến và… "phải giữ thuốc súng luôn khô".

Tên lửa chống hạm ven bờ Bastion

Tên lửa chống hạm ven bờ Bastion

 

Ngày nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã và đang hiện đại hóa, tăng cường năng lực chiến đấu, và tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đang phát triển quan hệ trong hợp tác kỹ thuật-quân sự với Israel, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nga vẫn là đối tác truyền thống trong lĩnh vực này.

Ngoài thiết bị quân sự từng do Liên Xô chế tạo, được duy trì cẩn thận trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có vũ khí hiện đại của Nga: máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa chống hạm Bastion, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1, súng cầm tay các loại (với giấy phép sản xuất từ Nga, Việt Nam đã tự sản xuất súng trường bắn tỉa cỡ lớn OSV-96, cũng như hiện đại hóa súng trường tấn công Kalashnikov).

Đổi mới nâng cấp lực lượng tăng thiết giáp, Việt Nam một lần nữa lựa chọn Nga làm đối tác cung cấp. Xương sống của Hải quân Việt Nam là tàu chiến mặt mặt nước Nga (bao gồm cả tàu được sản xuất ở các nhà máy đóng tàu của Việt Nam theo giấy phép từ Nga), cũng như tàu ngầm diesel-điện thuộc lớp Varshavyanka.

Tên lửa S-300 của Quân đội Việt Nam

Tên lửa S-300 của Quân đội Việt Nam

 

Ngoài ra, những sĩ quan hiện nay và trong tương lai của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang theo học tại các trường quân sự Nga. Mối liên kết giữa lãnh đạo quân sự hai nước được duy trì và phát triển.

Bài viết của nhà báo Dmitry Shorkov trên Sputnik cũng đã giới thiệu đến độc giả cái nhìn tổng quan về hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt trong năm 2018.

Trong danh sách 25 cường quốc quân sự trên thế giới, trang web Global Fire Power (GFP) đã xếp Việt Nam đứng thứ 16...

Vũ khí - khí tài
Theo Báo Giao thông
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm