Báo Nga: Việt Nam nối lại đàm phán mua cặp Gepard 3.9 thứ ba mang tên lửa Kalibr
Sau khi có thông tin cho rằng Việt Nam đã hủy bỏ kế hoạch đặt hàng Nga chế tạo cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo thì bất ngờ lại có diễn biến mới trái ngược hoàn toàn.
"Kiếm sĩ" Su-24 Nga ném bom chặn đứng đà tiến của phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ / Cho dù quân đội Syria hợp nhất với người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chẳng sợ màn "hai đánh một"
Cách đây không lâu báo chí Nga đã đăng tải thông tin cho biết hiện Việt Nam đã dừng mọi cuộc đàm phán với doanh nghiệp đóng tàu của họ về việc chế tạo thêm một cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 nữa.
Lý do được đưa ra đó là Hải quân nhân dân Việt Nam nhận thấy thiết kế của chiếc Gepard 3.9 có từ thập niên 1980 đã khá cũ, bất chấp việc nó được tiến hành nâng cấp.
Nhưng mới đây tác giả Alexei Khazbiev trong bài viết đăng trên tạp chí Expert đã cho biết, Việt Nam muốn có thêm cặp Gepard 3.9 tiếp theo với cấu hình vũ khí mạnh hơn, cụ thể là tích hợp tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Kalibr.
Việt Nam đã cân nhắc khá nhiều về việc lựa chọn nâng cao cấu hình phòng không hay chống hạm cho con tàu và đã dẫn tới quyết định trên, ước tính cặp chiến hạm này trị giá khoảng 800 triệu USD.
Mặc dù vậy, thỏa thuận chỉ diễn ra nếu phía Việt Nam có thể thuyết phục chính quyền Ukraine cung cấp động cơ turbine khí cho Nga, đây vẫn là thiết bị mà Moskva chưa thể làm chủ được.
Cặp Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam đã được đưa vào hoạt động gần 9 năm trước. Sau đó, đối tác đã quyết định đóng thêm hai tàu loại này, nhưng với vũ khí chống ngầm được tăng cường.
Ban đầu người ta cho rằng chiếc đầu tiên trong số chúng sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 2/2017, và chiếc tiếp theo vào tháng 6 năm đó. Nhưng trên thực tế, mốc thời gian này đã bị chậm gần một năm.
Không có gì bí mật khi nói rằng việc giao hàng chậm trễ là bởi tác dụng của lệnh trừng phạt mà Ukraine áp đặt, khiến việc cung cấp động cơ turbine khí bị đình chỉ.
Hiện tại Nga vẫn chưa sản xuất được thiết bị như vậy và ngành công nghiệp đóng tàu đã thất bại hoàn toàn trong việc thay thế động cơ turbine khí của Ukraine.
Cần nói thêm rằng NPO Saturn của Nga đã tiến hành công việc phát triển phát triển động cơ turbine khí trong vài năm, nhưng chúng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Hơn nữa như tạp chí Expert phát hiện ra, động cơ sản xuất trong nước được dành cho các tàu mạnh hơn, đặc biệt là chiến hạm Dự án 22350. Nga thậm chí không tiến hành phát triển động cơ cho tàu hạng nhẹ, bao gồm cả lớp Gepard.
Tình trạng trên gần như dẫn đến sự phá vỡ hợp đồng, và chỉ nhờ những nỗ lực của Việt Nam, tình hình với Ukraine mới được giải quyết vì lợi ích chung của tất cả các bên tham gia quá trình này.
Theo chuyên gia Nga, hai chiếc Gepard 3.9 gần đây nhất có giá thành tổng cộng gần 700 triệu USD. Hơn nữa, Nga đã đồng ý cung cấp cho người mua một khoản vay dài hạn để xúc tiến việc bán hàng.
"Nhưng giờ đây rõ ràng cặp tàu thứ ba sẽ tiêu tốn thêm ít nhất 100 triệu USD, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống tên lửa Kalibr-NKE mới nhất. Không nghi ngờ rằng Hà Nội sẽ cố gắng làm mọi thứ có thể nhằm giảm giá thành", báo Nga nhận định
Hơn nữa, vị thế đàm phán của Việt Nam hiện tại khá mạnh. Đất nước này có được chiến hạm hiện đại không chỉ từ nguồn cung cấp là Nga mà còn ở cả Hà Lan.
Đặc biệt là 4 tàu lớp SIGMA 9814 sẽ được đặt hàng ngay từ công ty Damen. Trong trường hợp có sự phản đối từ Ukraine, triển vọng của phía Hà Lan là rất xán lạn, ông Alexei Khazbiev nói rõ.
Tuy nhiên chuyên gia quân sự Nga lưu ý rằng chiếc SIGMA 9814 đắt hơn gần 25% so với Gepard 3.9 và còn không có tên lửa Kalibr, cho dù nhiều tính năng và thiết kế của nó tiên tiến hơn.
Hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn đều chắc chắn rằng tình huống này đóng vai trò then chốt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo