Bất ngờ khả năng chiến đấu của máy bay huấn luyện Su-22UM3K Việt Nam
Dù được thiết kế cho vai trò huấn luyện phi công chuyển loại sang máy bay tiêm kích-bom Su-22, tuy nhiên khi cần Su-22UM3K hoàn toàn làm tốt nhiệm vụ chiến đấu không đối không – đối hải – đối đất.
Israel giật mình khi Iraq sắp nhận tổ hợp phòng không từng bắn hạ máy bay tàng hình Mỹ / Iran bất ngờ khoe dàn “chiến lợi phẩm” máy bay không người lái của Mỹ
Trong số đó, ngoài Su-22M4 hiện đại hơn cả, ta vẫn còn sử dụng một số lượng nhỏ phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K. Ảnh: PK-KQ
Su-22UM3 được thiết kế với 2 cabin – một cho học viên và một cho giảng viên. Máy bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại cho các phi công và bên cạnh đó, khi cần chúng hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm vai trò chiến đấu. Ảnh: PK-KQ
Theo các tài liệu được công khai, Su-22UM3K được sản xuất trong giai đoạn từ 1978-1983. Nó là phiên bản xuất khẩu được phát triển từ mẫu nội địa Su-17UM3 dùng trong Không quân Liên Xô. Ảnh: PK-KQ
Thông thường các phiên bản xuất khẩu hay bị hạ cấp hệ thống điện tử, tuy nhiên với Su-22UM3K được đánh giá dùng trang bị y nguyên trang bị tiêm kích - bom một chỗ ngồi Su-17M3. Ảnh: Jetphotos
Ví dụ như việc nó tích hợp hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Klyon-PS (đặt ở dưới chóp nón mũi) với khả năng đo xa và chỉ thị mục tiêu bằng laser; trang bị anten cảnh báo bị radar khóa bắn SPO-15 Beryoza-L; kính ngắm ASP-17B. Ảnh: Airliners.net
Về trang bị vũ khí, máy bay Su-22UM3K có khả năng mang hàng loạt loại rocket, bom và tên lửa có điều khiển. Tất nhiên, các loại vũ khí của chúng vẫn kém hơn một chút so với Su-22M4 vốn hiện đại hơn hẳn. Tải trọng mang vác bom đạn của Su-22UM3 là 4 tấn trên 12 điểm treo. Ảnh: PK-KQ
Các loại vũ khí mà Su-22UM3K có thể mang gồm: pháo thùng SPPU-22; rocket S-24/25 hoặc S-5; tên lửa không đối đất Kh-25MR (dẫn đường vô tuyến) hoặc Kh-25ML (dẫn đường laser); bom chùm KMGU-2; pod dẫn đường DELTA NM và tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60. Ảnh: Airliners.net
Tính năng bay lượn của Su-22UM3K không khác mấy các phiên bản khác của dòng Su-17/22 với cánh cụp cánh xòe “độc đáo” cho phép bay tốc độ cao ở trần bay thấp. Ảnh: Airliners.net
Về động cơ, Su-22UM3K trang bị động cơ turbojet có đốt tăng lực lần hai AL-21F3 cung cấp lực đẩy khô 76,4kN và lực đẩy tăng lực là 109,8kN. Tốc độ tối đa máy bay đạt được lên tới 1.860km/h (tức Mach 1,51) tầm bay chiến đấu 1.150km với tải trọng 2 tấn, tầm bay cực đại 2.300km, trần bay 14.200m, tốc độ leo cao 230m/s. Ảnh: PK-KQ
Có một điều đặc biệt là ngoài Su-22UM3K, Việt Nam còn sở hữu số lượng rất ít phiên bản Su-22UM3 với sự khác biệt là trang bị động cơ turbojet R29BS-300. Ảnh: Airfighter
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Hiện nay, ngoài các máy bay chiến đấu hiện đại Su-27/30, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn duy trì số lượng lớn các máy bay tiêm kích – bom Su-22 do Liên Xô (cũ) sản xuất. Ảnh: Wikipedia