Quốc tế

Bất ngờ lớn khi nguyên mẫu UAV cảm tử Shahed-136 được tạo ra ở Đức từ những năm 1980

UAV cảm tử Shahed-136 do Iran chế tạo là một phương tiện tấn công đáng sợ, nhưng rất ngạc nhiên khi biết nguồn gốc vũ khí này.

Tiêm kích Su-57 và Su-75 chia sẻ hệ thống chiến đấu đặc biệt / Mỹ cạn vũ khí đánh chặn vì xung đột Trung Đông

Một bức ảnh vừa được đăng tải trên các phương tiện truyền thông thế giới cho thấy UAV cảm tử Shahed-136 do Iran chế tạo thực chất là thiết kế được tạo ra ở Đức, và có tên gọi là DAR (Die Drohne Antiradar).

Một bức ảnh vừa được đăng tải trên các phương tiện truyền thông thế giới cho thấy UAV cảm tử Shahed-136 do Iran chế tạo thực chất là thiết kế được tạo ra ở Đức, và có tên gọi là DAR (Die Drohne Antiradar).

Mặc dù vũ khí trên không được sản xuất hàng loạt, nhưng như một kết quả của “chu kỳ tái sinh”, dự án này lần đầu tiên được khôi phục thành UAV chống radar IAI Harpy của Israel, sau đó là Shahed-136 của Iran, rồi được Nga sản xuất dưới tên gọi Geran-2.

Ở cuối chu kỳ kết thúc bằng thực tế là phương tiện tấn công đường không này đã bị "xe tăng phòng không" Gepard do Đức sản xuất bắn hạ trên chiến trường Ukraine, đây là một vòng lặp thú vị.

Mặc dù vậy, câu chuyện với dự án máy bay không người lái cảm tử chống radar DAR (Die Drohne Antiradar) của Đức thực sự rất thú vị và đáng được kể riêng.

 

Trở lại giữa những năm 1980, Đức và Mỹ bắt đầu dự án chung nhằm phát triển một loại máy bay không người lái chuyên dụng dùng một lần, có thể phát hiện và nhắm mục tiêu vào các trạm radar của Liên Xô.

Bên cạnh đó, chiếc máy bay không người lái này còn hoạt động như một "mồi nhử" và phá hủy hệ thống tên lửa phòng không của các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trên "cơ sở bắn và quên".

Đơn vị chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về loại vũ khí này là công ty Dornier của Đức (tồn tại từ năm 1922 đến 2002), sản phẩm của họ có tên DAR, được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt của American Texas Instruments.

 

Các chuyên gia quân sự khẳng định rằng máy bay không người lái cảm tử DAR có khối lượng tác chiến 110 kg, tốc độ bay lên tới 250 km/h và thời gian hoạt động liên tục trên không là 3 giờ, cho phép tính toán phạm vi tiềm năng là khoảng 600 km.

Động cơ của chiếc máy bay không người lái này được cho là do công ty Fichtel và Sachs chế tạo, đáng chú ý ở chỗ doanh nghiệp này chuyên cung cấp động cơ cho ô tô thay vì hàng không.

Những máy bay không người lái như vậy sẽ được phóng từ một phương tiện đặc biệt, đặt trên khung gầm xe tải việt dã MAN 22.240DE, mỗi bệ phóng có thể chứa tới 6 chiếc UAV cảm tử.

 

Quá trình phóng máy bay không người lái DAR do Đức thiết kế theo nhận xét sử dụng cách thức gần giống với chiếc Shahed-136 hiện đại của Iran.

Việc đưa DAR vào trang bị của Quân đội Đức (Bundeswehr) dự kiến diễn ra vào những năm 1990. Nhưng do Chiến tranh Lạnh kết thúc và kẻ thù mà đối tượng tác chiến của vũ khí này đã biến mất và dự án chính thức bị hủy bỏ sau đó không lâu.

Một số mẫu UAV cảm tử DAR được trưng bày trong bảo tàng của Dornier hiện không còn tồn tại. Ngoài ra còn có thông tin cho rằng người Đức đã bán cả 2 nguyên mẫu bệ phóng cho máy bay không người lái này vào năm 2009, nhưng không rõ người mua.

 

Bao nhiêu phần trăm linh kiện trong chiếc DAR ban đầu có thể đã được sử dụng trên IAI Harop của Israel và/hoặc Shahed-136 của Iran là một câu hỏi mở. Tuy vậy thực tế nguồn gốc Đức của những vũ khí trên rõ ràng không thể chối bỏ.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm