Quốc tế

Bất ngờ lớn khi tiêm kích Su-30SM Nga phải lắp linh kiện nhập khẩu

DNVN - Linh kiện điện tử do Pháp chế tạo đã được nhìn thấy trên các chiến đấu cơ Su-30SM Nga xuất khẩu sang Belarus.

Ấn Độ không thể nhận S-400 trước năm 2025 / Dàn vũ khí chống hạm cực mạnh trang bị trên tiêm kích Su-30MK2V Việt Nam

Vừa qua Không quân Belarus đã tiếp nhận 2 tiêm kích đa năng Su-30SM đầu tiên trong tổng số 12 chiếc mà nước này đặt mua từ Nga, chúng đã hạ cánh xuống sân bay Baranovichi trong một buổi lễ đón tiếp khá long trọng.

Cần lưu ý rằng việc bàn giao tiêm kích Su-30SM cho Belarus đã bị chậm trễ khá nhiều so với quốc gia đồng minh khác của Nga là Kazakhstan. Lý do được giải thích là bởi Minsk yêu cầu thay đổi một số thiết bị trên máy bay bằng sản phẩm phương Tây, trong khi Nga lại đang bị cấm vận khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Tưởng như trước thực tế trên thì Belarus sẽ phải hài lòng với khí tài do Nga sản xuất nhưng cuối cùng Minsk vẫn kiên định với lựa chọn của mình, khiến Moskva phải rất khó khăn mới đáp ứng được nhu cầu của đối tác.

Không rõ lý do của việc lắp đặt các linh kiện nước ngoài trên máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga. Tình trạng này được xác nhận bởi những bức ảnh tương ứng chụp lại buồng lái của chiếc tiêm kích đa năng này khi nó được bàn giao cho Không quân Belarus.
Màn hình hiển thị Thales HUD 3022 lắp trên tiêm kích Su-30SM của Belarus. Ảnh:TASS.

Màn hình hiển thị trước mặt phi công Thales HUD 3022 lắp trên tiêm kích Su-30SM của Không quân Belarus. Ảnh: TASS.

Trong bức ảnh được giới thiệu, các chuyên gia đã hướng sự chú ý đến màn hình hiển thị trước mặt phi công Thales HUD 3022 sản xuất bởi một công ty Pháp, đây cũng chính là thiết bị được thiết kế dành cho máy bay chiến đấu Dassault Rafale.

Kể từ năm 2015, khí tài này không còn được cài đặt trên tiêm kích Su-30SM, tuy nhiên chưa rõ vì lý do nào mà Belarus kiên quyết yêu cầu thay thế thiết bị IKSh-1M do Công ty Cổ phần Thiết kế Chế tạo Dụng cụ Ramenskoye phát triển bằng loại Thales HUD 3022 nhập khẩu.

Thực ra vấn đề này không gây ngạc nhiên bởi thiết bị điện tử của châu Âu luôn được đánh giá cao hơn sản phẩm nội địa của Nga, sẽ giúp gia tăng đáng kể năng lực tác chiến của chiếc tiêm kích đa năng này.

Cấu hình tương tự cũng được Ấn Độ và Malaysia thực hiện trên tiêm kích Su-30MKI và Su-30MKM (nguyên mẫu của Su-30SM) khi họ tích hợp lên máy bay khí tài của Pháp, Israel và Nam Phi.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm