F-35 bị “ông lão” Tu-160 cho “hít khói“: Oan cho chiếc tiêm kích?
Chiến đấu cơ F-35 và Tu-160 ra đời cách nhau gần 30 năm, trong thời gian này, các học thuyết chiến tranh không quân đã thay đổi rất nhiều nên không ngạc nhiên khi phi cơ của thế kỷ 21 bị cho "hít khói".
Tiêm kích hạm Nga chỉ mang được số vũ khí bằng phân nửa so với Mỹ / Phương án giúp Việt Nam nhanh chóng sở hữu tiêm kích Eurofighter Typhoon với giá rẻ
Các máy bay ra đời cùng thời với Thiên Nga Trắng Tu-160 luôn được trú trọng tới ưu thế về tốc độ vì tốc độ sẽ là thứ quan trọng nhất giúp chúng thoát ra khỏi một cuộc truy đuổi - bất kể cuộc truy đuổi đó là của máy bay đối phương hay là của tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Học thuyết chiến tranh này được cả Liên Xô và Mỹ vận dụng triệt để trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Bằng chứng là có một loạt các loại máy bay như MiG-31 hay F-15 đều được trang bị khả năng bay với "tốc độ bàn thờ". Nguồn ảnh: Pinterest.
Và tất nhiên, do cũng được nghiên cứu và ra đời trong khoảng thời gian này, máy bay ném bom Tu-160 cũng không nằm ngoài cuộc đua tốc độ đó. Tốc độ tối đa của Tu-160 theo lý thuyết tối đa có thể đạt Mach 2.05 - tương đương với khoảng 2220 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để có thể vừa bay nhanh, vừa mang được tới 45 tấn vũ khí trong khoang bụng của mình, Tu-160 đã buộc phải sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xoè. Thiết kế này cho phép Tu-160 cất cánh với diện tích mặt cánh tối đa, bay siêu thanh với độ cảnh không khí tối thiểu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với chiến đấu cơ F-35 - đây là một loại máy bay chiến đấu được thiết kế và ra đời trong thế kỷ 21. Khi mà ưu thế về tốc độ đã không còn là điều quá quan trọng, thay vào đó yếu tố kỹ thuật cao như khả năng tàng hình, radar tác chiến và hệ thống vũ khí vượt trội mới là thứ đáng bàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ tối đa của F-35 theo lý thuyết có thể lên tới 1930 km/h - nghĩa là không thua kém Tu-160 là bao - tuy nhiên thực tế loại chiến đấu cơ này mới chỉ được thử nghiệm ở tốc độ tối đa Mach 1.6. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do sự thay đổi về các học thuyết chiến tranh không quân trên khắp thế giới, kể từ sau thập niên 90 của thế kỷ trước tới nay, không một loại máy bay chiến đấu nào có khả năng "đua tốc độ" được với những loại máy bay ra đời trước đó do ưu tiên thiết kế đã khác nhau hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều này đã được thể hiện rõ vào cuối tuần vừa rồi khi một chiếc Thiên Nga Trắng Tu-160 đã cho F-35 "hít khói" khi bị chiến đấu cơ này tiếp cận trên không. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trong nhiều trường hợp khác khi mà một máy bay ra đời từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước đua với một máy bay chiến đấu ra đời sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất nhiên, trong trường hợp Tu-160 đua với F-35, chiếc F-35 chỉ tiếp cận trên không và không có thái độ thù địch. Nếu như hai chiếc máy bay này đang trong trạng thái giao tranh, mọi chuyện có thể sẽ hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Ra đời từ năm 1981, máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay. Vào thời điểm mà Tu-160 ra đời, ưu thế về tốc độ luôn được ưu tiên trên mọi loại máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.