Quốc tế

Bất ngờ lớn trước phương tiện Nga dùng để chuyên chở Su-27 cho Việt Nam

DNVN - Vào giai đoạn giữa thập niên 1990, Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu được tiếp nhận những chiếc tiêm kích thế hệ 4 Su-27 Flanker hiện đại.

Khó tin chiến cơ Liên Xô không phi công bay gần 1.000 km / Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vụ nổ làm 5 người chết ở Nga liên quan tên lửa hạt nhân

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 200 triệu USD với Nga vào năm 1994 để đặt mua 6 tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27SK và Su-27UBK (phiên bản 2 chỗ ngồi). Đơn hàng đã bàn giao đầy đủ trong năm 1995.

Sau đó đến năm 1996, Việt Nam và Nga lại ký hợp đồng cung cấp 6 chiếc Su-27SK/UBK tiếp theo, chúng được giao hàng trong giai đoạn 1997 - 1998.

Trong những năm gần đây, hình ảnh thường thấy mỗi khi Nga đưa tiêm kích Su-30MK2 tới Việt Nam đó là những chiếc vận tải cơ khổng lồ An-124 Ruslan mở cửa khoang hàng phía buồng lái để đưa chiếc tiêm kích đó ra ngoài.

Tiêm kích Su-30MK2 được vận chuyển sang Việt Nam bằng máy bay vận tải phản lực An-124 Ruslan. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tiêm kích Su-30MK2 được vận chuyển sang Việt Nam bằng máy bay vận tải phản lực An-124 Ruslan. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Thế nhưng đối với những chiếc Su-27 lại khác, "người vận chuyển" của chúng là loại An-22 Antaeus - chiếc máy bay vận tải sử dụng động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới.

An-22 là máy bay thân rộng đầu tiên của Liên Xô. Cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các máy động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới Thậm chí nó còn từng là vận tải cơ khổng lồ nhất hành tinh cho đến khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy của Mỹ ra đời.

Antaeus được xem như bản mở rộng của An-12, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 27/2/1965, được giới thiệu năm 1967 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1966 - 1976 với tổng số 68 chiếc xuất xưởng.

Tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam được đưa ra khỏi máy bay vận tải An-22 Antaeus. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam được đưa ra khỏi máy bay vận tải An-22 Antaeus. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

Thông số kỹ thuật cơ bản của An-22 Antaeus: kíp lái 5 - 6 người; chiều dài 57,9 m; sải cánh 64,4 m; cao 12,53 m; trọng lượng rỗng 114 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn; tải trọng chuyên chở thông thường 80 tấn (hoặc có thể lên tới 100 tấn khi rút bớt lượng nhiên liệu trong thân) nhưng chỉ mang được 29 người trong khoang điều áp bố trí phía trước.

An-22 được trang bị 4 động cơ cánh quạt kép quay ngược chiều Kuznetsov NK-12MA công suất 11.186 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 740 km/h; tầm hoạt động 5.000 km khi mang tải trọng tối đa; hoặc 10.950 km khi mang tải 45.000 kg; trần bay 8.000 m.

Do được chế tạo đã lâu và khả năng mang tải không bằng "người em" An-124 Ruslan cho nên đã rất lâu chiếc An-22 Antaeus không hạ cánh xuống dải đất Việt Nam, công việc hiện tại của An-22 hầu hết đã giao cho dòng phản lực Il-76 và An-124 đảm nhiệm.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm