Quốc tế

Vì sao Việt Nam từ chối lời đề nghị mua tiêm kích MiG-31 của Nga?

DNVN - Trong quá khứ, vào đầu những năm 2000, Nga từng đề nghị Việt Nam hãy mua tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 để phối hợp cùng Su-27/30.

Israel giới thiệu xe thiết giáp chiến đấu ‘đến từ tương lai’ / Trung Quốc bất ngờ loại biên hàng loạt tàu tên lửa Type 022

Thông tin này khi đó đã được nhiều hãng tin quân sự lớn trên thế giới như Jane's hay Reuters đăng tải, cho thấy độ xác thực của nó là tương đối cao. Tuy nhiên Việt Nam đã từ chối lời đề nghị đó của Nga vì vướng phải một vài yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan.

Theo phân tích, MiG-31 có chi phí vận hành vô cùng đắt đỏ, cho nên nó chỉ phù hợp với một lực lượng không quân lớn chứ không phải các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa phương tiện trên chỉ thích hợp với nước nào có vùng lãnh thổ rất rộng, trong khi diện tích của Việt Nam lại nhỏ và hẹp.

Chiếc tiêm kích MiG-31 đúng như phân loại của nó là đánh chặn tầm xa, chuyên diệt máy bay ném bom hay máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không, tại thời điểm đầu những năm 2000 thì ta chưa gặp phải đe dọa đủ lớn để cần mua MiG-31.

Bên cạnh đó, MiG-31 là phi cơ đơn nhiệm khả năng thao diễn thấp, đánh quần vòng kém, còn nhu cầu của Việt Nam lại là chiến đấu cơ đa nhiệm có độ cơ động cao. Nga cũng chỉ chào bán MiG-31 chứ không sẵn lòng cung cấp tên lửa không đối không tầm xa R-37, dẫn đến hạn chế về tính năng so với nguyên bản.

Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 của Không quân Nga. Ảnh: Airlines.net.

Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 của Không quân Nga. Ảnh: Airlines.net.

Nhưng hiện nay khi tình hình kinh tế đất nước có nhiều phát triển, ngân sách quốc phòng dồi dào hơn, các mối đe dọa đến từ máy bay ném bom hay AWACS của đối phương đã trở nên hiện hữu và MiG-31 cũng đã được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM đa năng thì liệu có phải lúc Việt Nam tính đến chuyện đặt mua vũ khí này?

Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự thì rất khó thương vụ trên sẽ thành hiện thực, nguyên nhân quan trọng nhất là dù đã được cải tiến nhưng MiG-31 lại không theo kịp các đàn em sau này.

Lấy ví dụ chiến đấu cơ Su-35S, radar N035 Irbis-E của nó có tầm phát hiện mục tiêu và độ chính xác còn lớn hơn cả Zaslon-M của MiG-31, trong khi mức độ cơ động lại vượt trội hoàn toàn. Độ bền khung thân cũng như chi phí hoạt động của Su-35S cũng "ăn đứt" MiG-31.

Su-35 là sự thay thế xứng đáng cho MiG-31. Ảnh: Military Today.

Su-35 là sự thay thế xứng đáng cho MiG-31. Ảnh: Military Today.

 

Ngoài ra do đặc thù của Không quân Việt Nam đã quen khai thác dòng Su, nếu tiến lên Su-35S chúng ta sẽ tận dụng được kinh nghiệm cũng như dây chuyền bảo dưỡng, còn nếu lựa chọn một loại tiêm kích khác như MiG-31 sẽ phải xây dựng lại từ đầu dẫn tới sự tốn kém không cần thiết.

Trong tác chiến tầm xa, Su-35S với các loại tên lửa không đối không tiên tiến kết hợp cùng radar dẫn bắn năng lực cao mang lại khả năng diệt oanh tạc cơ hay AWACS thậm chí còn lớn hơn cả MiG-31.

Với những lý do trên, thực tế đã cho thấy chúng ta chưa hề có ý định quan tâm trở lại chiếc tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu nhanh MiG-31 này mà chỉ tiến tới thương vụ mua sắm thêm dòng Sukhoi trong tương lai.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm