Bất ngờ trước lý do khiến Mỹ chưa muốn bàn giao xe tăng M1 Abrams cho Ukraine
Binh sĩ Ukraine nói về ưu điểm vượt trội của xe tăng Leopard 2A6 / Bùn Ukraine sẽ khiến xe tăng M1 Abrams trở thành mục tiêu dễ dàng của tên lửa Kornet
Theo Bulgarian Military, Mỹ sẽ trì hoãn việc giao xe M1 Abrams cho Ukraine ít nhất vài tuần do tăng cường huấn luyện. Nhiều người cho rằng việc Mỹ chậm bàn giao xe tăng M1 Abrams sẽ không có vấn đề gì lớn. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia quân sự đã chỉ ra những khó khăn mà loại phương tiện này sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
Chỉ vài tuần nữa, Ukraine sẽ bước vào mùa thu và những cơn mưa lớn sẽ xuất hiện. Mùa bùn lầy ở Ukraine thường được gọi là “Rasputitsa” - chỉ giai đoạn cuối thu và đầu xuân, được coi là một trong những nguyên nhân khiến cuộc phản công mùa xuân của Ukraine phải chuyển sang mùa hè.
Vào mùa mưa, các phương tiện chiến đấu sẽ bị cản trở trong quá trình hoạt động. Quân đội Ukraine ở thế bất lợi do phải di chuyển để tấn công, trong khi quân Nga có lợi thế hơn do ở vị trí phòng thủ.
Hình ảnh chiếc xe tăng Challenger 2 bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.
“Giữ gìn hình ảnh của chiếc xe tăng”
Mới đây nhất, quân đội Nga đã phá hủy chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên do Anh cung cấp cho Ukraine. Trên thực tế, quân đội Nga là lực lượng đầu tiên trên thế giới tiêu diệt được xe tăng Challenger 2 của Anh.
Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Challenger 2, khi chiếc xe tăng này từng được mệnh danh là "bất khả chiến bại". Các nguồn tin của Nga thậm chí còn cho rằng chiếc Challenger 2 thứ hai đã bị hệ thống tên lửa chống tăng Kornet ra đời từ thế kỷ trước phá hủy.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc phá hủy các thiết bị do phương Tây cung cấp ở Ukraine chỉ mang tính biểu tượng. Điều đó chứng tỏ rằng, tất cả các loại vũ khí, phương tiện hiện đại của Nga hay Ukraine đều có thể bị bắn hạ, bất chấp những tuyên truyền cũng như bình luận của giới truyền thông.
Một số chuyên gia quân sự suy đoán rằng, việc xe tăng Challenger 2 bị phá hủy là nguyên nhân khiến Mỹ kéo dài thời gian huấn luyện xe tăng M1 Abrams cho kíp lái xe tăng của Ukraine. Bằng cách này, Mỹ hy vọng M1 Abrams trên chiến trường Ukraine sẽ không phải chịu chung số phận như Challeger2.
Mặt khác, bùn trên chiến trường Ukraine cũng có thể được sử dụng như một lí do để Mỹ "trì hoãn" việc chuyển giao xe tăng. Nhưng tại sao bùn lại đáng sợ đối với M1 Abrams như vậy?
Xe tăng M1 Abrams.
Lực kéo và khả năng cơ động
Xe tăng M1 Abrams được thiết kế để hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả địa hình mưa và bùn lầy. Mặc dù mưa lớn và bùn ở Ukraine có thể gây ra một số thách thức nhưng không thể ngăn cản việc di chuyển của chiếc xe tăng này.
M1 Abrams được trang bị động cơ mạnh mẽ và hệ thống treo tiên tiến, cho phép chúng di chuyển qua các địa hình khó khăn. Tuy nhiên, hiệu suất của xe tăng vẫn có thể bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.
Bùn có thể làm giảm lực kéo và gây khó khăn cho khả năng cơ động của xe tăng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và cần nhiều thời gian để khôi phục tình trạng kỹ thuật. Do đó, mặc dù xe tăng vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy, nhưng hiệu suất chiến đấu sẽ bị ảnh hưởng.
Bùn lầy trên chiến trường Ukraine.
M1 Abrams có biện pháp đối phó với mưa/bùn
Để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa và bùn lầy, xe tăng M1 Abrams được trang bị thêm những tính năng giúp cải thiện khả năng cơ động. Bản xích rộng giúp xe giảm lực đè lên trên mặt đất, giúp hạn chế khả năng lún xuống trên nền đất mềm.
Ngoài ra, xe tăng có gầm cao nên có thể vượt qua địa hình lầy lội mà không bị kẹt. M1 Abrams cũng có hệ thống tự làm sạch dây xích giúp ngăn chặn bùn tích tụ và duy trì lực kéo.
Những thiết kế đặc biệt này giúp cho phép xe tăng vẫn có thể dễ dàng di chuyển ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn, mặc dù tốc độ và sự nhanh nhẹn của M1 Abrams có thể bị giảm đôi chút.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc tốc độ giảm sút và hạn chế khả năng cơ động sẽ là vấn đề đối với kíp lái M1 Abrams trên chiến trường Ukraine. Khi những chỉ số này bị giảm xuống thấp, xe tăng dễ dàng trở thành mục tiêu của hỏa lực đối phương.
Ảnh hưởng của thời tiết xấu
Tác động của mưa và bùn không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất chiến đấu, khả năng cơ động của xe tăng mà còn ảnh hưởng đến hệ thống dẫn đường và những cảm biến tấn công của xe tăng.
Mưa có thể ảnh hưởng đến khí tài quang học và cảm biến, bùn bắn tung tóe lên kính xe tăng làm giảm tầm nhìn, gây khó khăn trong việc xác định mục tiêu, khiến tổ lái khó phát hiện và đối phó với các nguy hiểm từ hoả lực của đối phương.
Do đó, mặc dù xe tăng vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy nhưng khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả và duy trì nhận thức tình huống của kíp lái bị hạn chế đi nhiều.
Ngoài ra, việc bảo trì và hậu cần cho xe tăng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong môi trường mưa và bùn lầy. Bùn có thể tích tụ bên ngoài và các bộ phận của xe, đòi hỏi phải vệ sinh và bảo trì xe thường xuyên hơn.
Xe tăng cũng có thể cần thêm nguồn lực và thiết bị cho các hoạt động giải cứu nếu chúng bị mắc kẹt hoặc bất động. Những yếu tố này có thể làm tăng gánh nặng hậu cần và hạn chế khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe tăng.
Do đó, điều quan trọng là các lực lượng quân sự phải xem xét các điều kiện môi trường và lập kế hoạch phù hợp để đảm bảo triển khai và bảo trì xe tăng hiệu quả trong những môi trường như vậy.
Tên lửa Kornet.
Tên lửa Kornet
Tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet (ATGM), NATO định danh là AT-14 Sprigg, là một tổ hợp tên lửa chống tăng do Nga sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các xe bọc thép, các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng.
Đây là loại tên lửa dẫn đường có thể được phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm bệ phóng trên mặt đất, phương tiện chiến đấu và trực thăng.
Kornet được công ty KBP Instrument Design Bureau của Nga thiết kế vào cuối những năm 1990. Kể từ khi được giới thiệu, Kornet đã trở nên phổ biến và được xuất khẩu sang nhiều nước, bao gồm Algeria, Iran, Syria và Ả Rập Xê-út. Kornet được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột khác nhau, như nội chiến Syria và Yemen.
Kornet mang đầu đạn song song. Sau khi tiếp xúc với xe tăng đối phương, đầu đạn thứ nhất phát nổ vô hiệu hoá lớp giáp phản ứng nổ của xe, đầu đạn thứ hai là đầu đạn chính xuyên qua lớp giáp, giết chết những người bên trong và kích nổ các loại đạn dược trên xe tăng đối phương.
Tên lửa Kornet đã thành công trong nhiều cuộc xung đột khác nhau trên thế giới, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu bọc thép, bao gồm cả những mục tiêu được trang bị giáp phản ứng nổ. Thành công của Kornet trong chiến đấu khiến nó được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng rộng rãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo