Quốc tế

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1860, khi một nhóm công nhân Nhật Bản tìm thấy 179 bộ hài cốt trong một hố chôn tập thể.

Phát hiện bộ hài cốt bí ẩn dài tới 30m dưới đáy biển, không giống bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất / Sự thật ít người biết về hài cốt vua Càn Long: Sau khi biết tin, hậu thế "thề sẽ báo thù"

Một bộ xương có niên đại hơn 3.000 năm được tìm thấy ở Nhật Bản với gần 800 vết thương khắc sâu. Một bên tay và một bên chân của nó đã biến mất. Các nhà khảo cổ tại Đại học Oxford, Anh Quốc cho biết đó hẳn là một sự kiện tấn công rất thảm khốc.

Một sinh vật khổng lồ không chỉ cắn, nghiền mà còn xé xác người đàn ông này. Anh ta sau đó đã chết vì bị sốc và mất máu – một hiện tượng gọi là "sốc giảm thể tích" xảy ra khi bạn nhanh chóng bị mất 1/5 lượng máu trong cơ thể.

Bằng các kỹ thuật chụp CT 3D, các nhà khảo cổ đã dựng lại hiện trường của vụ án mạng này. Và đó thực sự là một "bộ phim" kinh dị đến rợn tóc gáy xảy ra trong thời tiền sử.

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản.

Bí ẩn bộ hài cốt Tsukumo số 24

Địa điểm khảo cổ Tsukumo ở tỉnh Okayama của Nhật Bản lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1860 bởi một nhóm công nhân xây dựng. Khi đào móng để chuẩn bị xây công trình, họ đột nhiên phát hiện ra hàng loạt hài cốt nên đã báo cho chính quyền địa phương.

Khu vực sau đó được niêm phong cho tới cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên được thực hiện vào năm 1915: Ít nhất 179 bộ hài cốt đã được tìm thấy xác nhận di tích Tsukumo là một hố chôn tập thể của người tiền sử.

Giám định niên đại cho thấy những hài cốt này có từ thời kỳ Jōmon một giai đoạn lịch sử của Nhật Bản trải dài từ năm 14.000 đến năm 300 Trước Công Nguyên, trong đó người dân chủ yếu vẫn sống bằng nghề săn bắn hái lượm.

Nhưng hố chôn tập thể này dường như mới được tạo ra cách đây khoảng hơn 3.000 năm, vào giai đoạn muộn của thời kỳ Jōmon. Nó đã thu hút được sự chú ý của hai nhà khảo cổ học người Anh là J. Alyssa White và Rick Schults tại Đại học Oxford. Bộ đôi đang thực hiện một nghiên cứu lớn về bạo lực ở Nhật Bản thời tiền sử và các bộ hài cốt ở Tsukumo có thể tiết lộ những gì mà lịch sử đang che giấu.

 

Để thực hiện nghiên cứu, White và Schults đã tìm tới Đại học Kyoto, nơi các bộ hài cốt ở Tsukomo đã được đem về và bảo quản. Trong số tổng cộng 179 bộ mẫu vật, hai nhà khoa học người Anh đã đặc biệt chú ý đến bộ hài cốt được đánh số 24. Tsukumo số 24 cho thấy rất nhiều dấu vết chấn thương nghiêm trọng khó có thể giải thích.

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản - Ảnh 2.

"Ban đầu chúng tôi rất bối rối, không biết thứ gì có thể gây ra 790 vết thương sâu có răng cưa cho người đàn ông này", hai nhà khoa học kể lại. "Trên người anh ta có rất nhiều vết thương, lại được chôn cất trong một hố chôn tập thể thuộc khu nghĩa trang Tsukumo.

Các vết thương chủ yếu xuất hiện ở tay, chân, trước ngực và bụng. Sau một quá trình sàng lọc, chúng tôi đã loại trừ khả năng xung đột giữa con người với con người và cả những sự kiện chạm trán với động vật săn mồi hoặc động vật ăn xác thối thường được báo cáo".

Đó là một cuộc chạm trán thảm khốc

Để tái tạo lại những gì đã xảy ra với Tsukumo số 24, các nhà khảo cổ đã đưa bộ hài cốt vào máy chụp CT và tạo ra một bản đồ 3D của gần 800 vết thương trên thân thể anh ấy. Người đàn ông được xác định đã tử vong trong khoảng thời gian từ năm 1370 đến 1010 trước Công Nguyên.

 

Ảnh chụp CT không cho thấy bất kỳ một dấu hiệu băng bó hay hồi phục nào, gợi ý Tsukumo số 24 đã chết ngay sau khi phải nhận các vết thương hết sức nghiêm trọng.

Hầu hết các chấn thương tập trung ở xương chậu, chân trái, cánh tay và vai của anh ấy. Chân phải và tay trái bộ hài cốt bị thiếu, vết tích ở phần xương cánh tay liền kề còn lại cũng cho thấy bàn tay đã đứt rời - rất có thể là một vết thương từ hoạt động phòng vệ.

"Chân bên phải của anh ấy đã đứt rời khỏi cơ thể và không được thu nhặt lại", các tác giả viết. Xương chày bên trái thì có rất nhiều vết cắt sâu. Gần như tất cả các xương sườn và xương chậu đã bị gãy.

White và Schults cho rằng với các dấu vết này, khoang ngực và khoang bụng của Tsukumo số 24 đã bị hổng và nội tạng của anh ấy có thể đã rớt ra ngoài. Người đàn ông ở Nhật Bản thời tiền sử này đã chết do bị sốc và mất máu nghiêm trọng.

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản - Ảnh 3.

"Với những vết thương này, rõ ràng anh ta là nạn nhân của một vụ cá mập tấn công", White and Schults nhận định. Giả thuyết được ủng hộ khi một số hài cốt của cả mập hổ và cá mập trắng cũng đã được tìm thấy tại những di chỉ thời Jōmon ở Nhật Bản.

 

Nhưng để khẳng định thêm, White và Schults đã hỏi ý kiến của George Burgess, một nhà sinh vật biển làm việc tại Chương trình Nghiên cứu Cá mập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida. Burgess đã tìm lại tất cả các hồ sơ mà người tiền sử cũng như hiện đại chạm trán với cá mập để so sánh các vết thương của họ với Tsukumo số 24.

Kết quả cho thấy sự trùng khớp khó có thể nghi ngờ thêm nữa. Một sự kiện cá mập tấn công thường sẽ để lại những dấu vết rất đặc trưng trên xương, điển hình là những chấn thương do hàm răng sắc nhọn của chúng gây ra.

790 vết thương từ sâu đến nông trên hài cốt Tsukumo số 24 cho thấy anh ta đã bị cắn, nghiền và xé, những động tác tấn công đặc trưng của cá mập. Những sinh vật biển này khi tấn công con người cũng thường nhắm vào chân và ngực.

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản - Ảnh 4.

Sau đó, người bị cá mập tấn công có xu hướng tự vệ bằng tay. Những con cá sẽ chộp lấy thời cơ đó để lột da từ cánh tay và bàn tay của họ. Trong trường hợp này, Tsukumo số 24 thậm chí đã bị cắn đứt một bên tay.

Các bằng chứng khác liên quan đến cuộc tấn công của cá mập bao gồm các vết thủng, vết đục và vết gãy do lực tác động của bộ hàm gây ra. Bên cạnh đó là các vết răng cưa chồng lên nhau (đối với cá mập trắng, cá mập bò và cá mập hổ) do răng của chúng cào qua xương.

 

Buổi đi săn chết chóc

Theo các tác giả nghiên cứu, cá mập có xu hướng tấn công con người vô cớ theo ba kịch bản. Kịch bản một là những cú "hit and run", một cú cắn duy nhất rồi thôi thường xảy ra đối với các vận động viên lướt sóng trong vùng có cá mập.

Trong kịch bản thứ hai, một cuộc tấn công "bump and bite", con cá mập sẽ vây quanh con mồi và húc trước khi tấn công chúng. Kịch bản thứ ba là một cuộc tấn công lén lút "sneak attack", con cá mập sẽ không xuất hiện và không báo trước cho đến khi chúng gây ra chấn thương đầu tiên.

Hai kiểu tấn công thứ hai và thứ ba có nhiều khả năng gây tử vong hơn.

Mark Hudson, tác giả thứ ba của nghiên cứu tại Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại cho biết: "Người thời kỳ đồ đá mới ở Jomon Nhật Bản đã khai thác nhiều loại tài nguyên biển. Không rõ Tsukumo số 24 bị tấn công khi anh ta cố tình săn con cá mập này hay chỉ là vô tình bị cắn khi tranh chấp một con mồi khác và bị cá mập phát hiện".

 

"Nhưng có thể đã có một nhóm đàn ông cùng đi câu cá với anh ấy vào thời điểm đó, vì xác anh ta đã được thu về nhanh chóng. Dựa trên các đặc điểm và sự phân bố của dấu răng, con cá mập này nhiều khả năng là cá mập hổ hoặc cá mập trắng", White và Schults cho biết thêm.

Bí ẩn Tsukumo số 24: Bộ hài cốt 3.000 năm tuổi không tay không chân ở Nhật Bản - Ảnh 5.

Dù thế nào đi chăng nữa, sự kiện Tsukumo số 24 bị tấn công đã làm nổi bật những rủi ro của hoạt động đánh bắt cá biển, lặn tìm động vật có vỏ hoặc thậm chí hoạt động săn cá mập của những người Nhật Bản thời tiền sử.

Đây cũng là sự kiện cá mập tấn công con người sớm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. "Con người và cá mập đã có chung một lịch sử lâu đời, nhưng đây là một trong những trường hợp tương đối hiếm khi con người trở thành thực đơn của cá mập chứ không phải ngược lại", các nhà nghiên cứu viết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm