Sự thật ít người biết về hài cốt vua Càn Long: Sau khi biết tin, hậu thế "thề sẽ báo thù"
Lưu Dung muốn cáo quan về quê, tại sao Càn Long đế lại ngầm chỉ thị không nên giữ lại dù vua Gia Khánh rất muốn giữ? / Điều ít biết về chuyện vua Càn Long yêu thương ai nhất?
Năm 1928, những cư dân sống ở gần Lăng mộ phía Đông của nhà Thanh đột nhiên nhận được một thông báo lạ nói rằng một cuộc tập trận quân sự ở đây, và do đó yêu cầu những người có liên quan phải sơ tán hoặc không được ra ngoài.
Địa điểm nằm ở phía Đông lăng mộ của triều đại nhà Thanh, những người bảo vệ lăng mộ cũng bị binh lính xua đuổi.
Chính lãnh chúa Tôn Điện Anh là người lãnh đạo đơn vị này. Thực chất cuộc tập trận chỉ là "tấm màn chắn" cho âm mưu cướp kho báu ở Đông Thanh Mộ. Sự việc sau khi được phanh phui đã gây chấn động dư luận vào những năm 1920.
Tháng 7 năm đó, sau khi sơ tán những người không liên quan xung quanh, Tôn Điện Anh bắt đầu kế hoạch cướp lăng mộ của mình. do thời gian không cho phép nên cuối cùng hắn đã chọn hai địa điểm làm hướng "tấn công chính", một là nơi an táng của Từ Hi Thái hậu nhà Thanh.
Mục tiêu số hai là lăng mộ của Vua Càn Long. Do không thể tìm thấy lối vào cung điện dưới lòng đất Tôn Điện Anh trực tiếp cho nổ tung ngôi mộ. Không khó để tưởng tượng hành vi này đã xúc phạm đến thi thể người quá cố như thế nào.
Sau khi nhận được tin tức, những người nhà Thanh còn sót lại vội vã đến hiện trường. Tất cả những gì họ chứng kiến là một đống lộn xộn, ngổn ngang.
Vua Càn Long (Ảnh: Sohu)
Cung điện dưới lòng đất của Càn Long đầy nước đọng, gia tộc triều Thanh phải mất 5 ngày dùng máy bơm để bơm nước đọng ở bên trong. Bên trong quân lính đã thử tiến vào nhưng đều thất bại.
Theo các thông tin được ghi lại, sau nhiều ngày tìm kiếm, xương cốt của Càn Long bị ngâm trong nước đã được tìm thấy: "May mắn thay, hộp sọ của vua Càn Long và các phi tần của ông đã được tìm thấy".
Ngoài ra tài liệu còn ghi lại "lúc bọn cướp tranh nhau đồ mai táng, thổ phỉ nhiều lần chen chân giẫm nát khiến hài cốt bị hư hỏng".
Theo ghi chép lịch sử, tại đây, ngoài Càn Long, nơi này còn chôn cất hai hoàng hậu và ba phi tần, nhưng mọi người đều không biết xương cốt của ai.
Ngoài ra, 4 chiếc đầu lâu cũng được tìm thấy trong lăng mộ. Về cơ bản, giới chuyên môn nhận định chiếc lớn nhất phải thuộc về Càn Long, vì chiếc quan tài thuộc về ông ở gần đó. Tuy nhiên, khi phát hiện ra, phần hộp sọ đã bị che khuất bởi đất đá và bị nghiền nát.
Khi Phổ Nghi biết được sự việc đã vô cùng tức giận và thề sẽ "báo thù". Tuy nhiên, điều duy nhất ông có thể làm là kiện Tưởng Giới Thạch cùng các thành viên trong gia tộc.
Tôn Điện Anh khi đó nhờ các mối quan hệ đem châu báu đi hối lộ khắp nơi. Vụ án trộm kho báu này kết thúc chóng vánh và dần lắng xuống khi đám thuộc hạ của hắn bị bắt và tống vào ngục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?