Bí mật của Mỹ về những cuộc chiến bất tận
Đầu đạn thông minh Mephisto và nỗi khát khao tên lửa Taurus / Nga mổ xẻ UAV cảm tử Lyuty tấn công nhà máy lọc dầu
Mỹ đã bán được hàng trăm chiếc Abrams cho Ba Lan nhờ căng thẳng giữa NATO với Nga. |
Theo ông Sanders, những cuộc xung đột gần đây bên ngoài nước Mỹ, đặc biệt là tại Ukraine mà Mỹ có liên quan không hề mang lại bất kỳ lợi ích gì cho người dân Mỹ.
Đặc biệt, vị thượng nghị sĩ này còn chỉ ra rằng các hệ thống tên lửa Stinger mà Mỹ đang sản xuất ngày nay và chuyển đến Ukraine có giá cao gấp 7 lần so với năm 1991.
Đánh giá về nhận định của Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders, cựu nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao của Lầu Năm Góc Michael Maloof cho biết, không thể xem nhẹ những lo ngại của Thượng nghị sĩ Sanders về việc các nhà thầu quốc phòng 'trục lợi từ chiến tranh' và thể hiện sự mục nát sâu sắc và có lẽ không thể vượt qua trong cơ sở quốc phòng Mỹ.
"Tuyên bố mà Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã đưa ra, có rất nhiều sự thật trong đó", chuyên gia Maloof nói với hãng Sputnik khi đề cập đến bài báo súc tích được nhiều tờ báo tại Mỹ đăng tải của Sanders chỉ trích việc 'trục lợi từ chiến tranh' đang diễn ra ở Ukraine.
"Trong bài báo gần đây của mình, ông ấy chỉ ra rằng giá cả vũ khí cho chiến tranh đã tăng lên một cách khủng khiếp, và về cơ bản đó là những gì chúng ta đang thấy ở đây, những cuộc chiến bất tận đối với Mỹ, ít nhất là từ năm 2001 đến nay, và chúng ta không có gì để chứng minh chúng mang lại lợi ích cho người dân Mỹ.
Những người duy nhất được hưởng lợi từ nó là các nhà thầu quân sự", Maloof nói đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ ở Washington và tổ hợp công nghiệp-quốc phòng để "thúc đẩy các giải pháp quân sự nhằm áp đặt 'đường lối dân chủ' của Mỹ trên thế giới".
Theo ông Maloof, chỉ có các nhà thầu quốc phòng là đứng đầu, với các nhà sản xuất vũ khí có thể thoát khỏi việc tăng giá nhờ bộ máy vận động hành lang và kiểm soát được "bôi trơn tốt" trong Quốc hội và Lầu Năm Góc.
Đồng thời các nhà lập pháp sẵn sàng thông qua nguồn tài trợ bổ sung khi chi phí vượt mức trở nên không thể tránh khỏi và cho phép Bộ Quốc phòng thất bại trong các cuộc kiểm toán năm này qua năm khác.
"Bộ Quốc phòng nói riêng, và tôi đã tận mắt chứng kiến điều này, đã đưa ra quan điểm khi họ ký kết các hợp đồng quốc phòng về các hệ thống vũ khí cụ thể - họ đảm bảo rằng càng nhiều khu vực xung đột càng tốt, họ sẽ tham gia vào việc sản xuất những vũ khí đó và bằng cách này hay cách khác để đưa chúng đến điểm xung đột.
"Hệ thống mua sắm là một trong những hệ thống tồi tệ nhất ở Bộ Quốc phòng. Hiện không ai biết cách giải quyết vấn đề. Với cách mọi thứ được cấu trúc ngày nay, điều đó gần như là không thể.
Cùng với Bộ Quốc phòng là Quốc hội - mặc dù họ có trách nhiệm giám sát phù hợp, nhưng họ cũng đã thất bại trong công việc này. Họ thậm chí không thể thông qua ngân sách để chính phủ điều hành, chứ đừng nói đến việc giám sát xem nó hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả như thế nào. Đó là một thảm họa", chuyên gia Maloof nhấn mạnh.
Để duy trì chu kỳ chi tiêu và sản xuất vũ khí, Tổ hợp Công nghiệp Quân sự Mỹ (MIC) về cơ bản cần 'chiến tranh liên miên'.
Nhưng vấn đề đối với Washington nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã nắm bắt được chiến lược của Mỹ và hiện đang tích cực hoạt động để thách thức trật tự đơn cực mà Mỹ áp đặt, theo Maloof.
"Chúng ta là quốc gia giàu nhất thế giới, không có gì phải nghi ngờ về điều đó. Nhưng chúng tôi đã áp dụng sự giàu có của mình chủ yếu cho quân đội hơn là giúp các nước khác xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta đang thấy rằng, chẳng hạn, Trung Quốc với Sáng kiến Vành đai và Con đường, đang cố gắng thực hiện điều Mỹ không làm.
Vâng, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không phải phá hủy, như chúng tôi đã làm ở Trung Đông và Trung Á suốt những năm qua", nhà quan sát tổng kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo