Quốc tế

Bị Mỹ ngăn cản, Lebanon quyết nhờ Nga bảo vệ không phận

Theo Sputnik (tiếng Arap), không tiếp cận được với vũ khí phòng không mới do các biện pháp ngăn cản của Mỹ, Lebanon nhờ Nga bảo vệ không phận.

Israel làm ‘bẽ mặt’ hệ thống S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria / Gruzia kéo tên lửa phòng không tối tân tới sát biên giới Nga

Thông tấn Nga dẫn lời chuyên gia quân sự Tiến sĩ Amin Ahteit, trong cuộc không kích vào Syria tối 4/6, không phải lần đầu chiến dấu cơ của Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) sử dụng không phận Lebanon để tấn công.

Kể từ khi Syria cơ bản khôi phục được sức mạnh phòng không, máy bay Israel rất ít khi dám xâm nhập không phận Damascus mà thường dùng không phận Lebanon làm bàn đạp thực hiện cuộc tấn công của mình.

Bi My ngan can, Lebanon quyet nho Nga bao ve khong phan
Tiêm kích Israel.

IDF thường sử dụng 4 tuyến đường hàng không từ phía nam và phía bắc, cùng với 2 tuyến đường nhắm vào khu vực Damascus và những vùng xung quanh. Dù nắm rõ những đường bay chiến đấu cơ Israel thường sử dụng nhưng Lebanon không thể ngăn chặn.

Theo Tiến sĩ Ahteit, việc Lebanon không thể ngăn nổi máy bay Israel có 2 nguyên nhân, trong đó một phần do sự hạn chế về tài chính và nguyên nhân quan trọng hơn chính là do bàn tay can thiệp của Mỹ.

Mỹ và Israel dùng mọi biện pháp ngăn cản Lebanon xâm nhập thị trường vũ khí thế giới, nhất là tiếp cận những hệ thống phòng thủ hiện đại do Trung Quốc và nga sản xuất.

Gặp khó trong việc mua sắm vũ khí phòng thủ mới nhưng vẫn muốn bảo vệ không phận khỏi sự xâm nhập bất hợp pháo của máy bay Israel, Tổng thống Lebanon Michel Aoun đang nghiêm túc tính đến phương án nhờ Nga bảo vệ không phận.

Nếu lời đề nghị chính thức được đưa ra thì đây là lần thứ 2 kể từ cuối năm 2018, Lebanon gửi yêu cầu tương tự đến Nga muốn không phận nước này được đặt dưới ô bảo vệ của hệ thống phòng không tích hợp của Moscow đang được triển khai ở Syria.

 

Không rõ phản ứng của Nga thế nào nếu tiếp tục nhận được yêu cầu từ Lebanon nhưng trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa trả lời "đồng ý" với yêu cầu mà người đồng cấp Lebanon đề xuất, thông qua các kênh trung gian. Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin cũng không từ chối.

Đến thời điểm hiện tại, đề nghị này của ông Michel Aoun vẫn đang được thảo luận ở cấp cao nhất của Bộ quốc phòng Nga. Theo một số nguồn tin, các quan chức quốc phòng Nga có xu hướng chấp thuận đề nghị này.

Những yêu cầu của Beirut đã trải qua một vài bản thảo khác nhau, với sự giúp đỡ của người bạn và đồng minh của Tổng thống Aoun là lãnh đạo của Hezbollah là ông Hassan Nasrallah, cho đến khi ông Aoun phê chuẩn nó, có nghĩa là, đề nghị này cũng đã nhận được sự đồng ý và ủng hộ của Iran.

Nếu Tổng thống Putin quyết định chấp thuận yêu cầu của Lebanon về việc nhờ cậy không quân Nga bảo vệ không phận, Israel sẽ phải đối mặt với một sự hạn chế của các tổ hợp phòng không Nga, đối với các hoạt động của không quân ở phía đông Địa Trung Hải.

Hiện nay, hệ thống phòng không tích hợp mạnh mẽ của Nga tại Syria gồm một trung tâm chỉ huy tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favourite, S-400 Triump và Pantsir-S1E, được tăng cường với các tổ hợp phòng không tầm ngắn và tầm trung khác, cùng với mạng lưới chiến tranh điện tử tiên tiến.

 

Hệ thống phòng không phức hợp đa tầng lớp này do Moscow thiết kế để cung cấp câu trả lời tối thượng cho bất kỳ mối đe dọa trên không nào, mà các máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel có thể gây ra trên bầu trời của Syria.

Trong trường hợp ông Putin đồng ý đối với yêu cầu của Lebanon, Moscowsẽ cung cấp cho Beirutmột chiếc ô phòng không có sức mạnh hàng đầu thế giới, đủ sức chống lại bất kỳ cuộc xâm nhập nào của Không quân Israel.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm