Quốc tế

Bị Nga giám sát chặt, NATO tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho quân đội Ukraine?

Đường hàng không bị cắt đứt, giao thông đường bộ càng khó khăn, càng làm lộ ra những khó khăn khi vận chuyển vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Tìm kiếm và tiêu diệt vũ khí Mỹ - NATO cung cấp cho Ukraine: Nga thực hiện bằng cách nào? / NÓNG: Quân đội Ukraine ở Mariupol tung clip nã đạn tiêu diệt tàu hải quân Nga

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine?

Ảnh minh họa

Các tuyến vận chuyển vũ khí thuận tiện nhất của Ukraine đã bị cắt đứt

"Trung tâm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế", một cơ sở huấn luyện quân sự của Quân đội Ukraine ở Yavorov, tỉnh Lviv, giáp với Ba Lan, đã bị Nga tấn công bằng tên lửa vào ngày 13/3.

Truyền thông phương Tây đã khẳng định rằng, tên lửa của Nga không chỉ gây ra một số lượng lớn thương vong cho các "tình nguyện viên nước ngoài", mà còn phá hủy một số lô hàng viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov trước đó đã cảnh báo, các đoàn xe vận chuyển vũ khí nước ngoài đến Ukraine, sẽ là mục tiêu tấn công hợp pháp của Quân đội Nga. Điều đó có nghĩa là, con đường để phương Tây đưa vũ khí đến Ukraine, càng bị khóa chặt.

Đánh giá tình hình hiện tại của cuộc xung đột Nga-Ukraine, hai bên đã rơi vào giao tranh đường phố ở nhiều đô thị, và việc tiêu thụ vũ khí và đạn dược tăng lên rất nhiều.

Việc ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, không tự chủ được nguồn cung, khiến nhu cầu của quân đội Ukraine đối với vũ khí và trang thiết bị của phương Tây ngày càng lớn và cấp thiết hơn bao giờ hết.

 

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 1.

Vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine trước kia chủ yếu đi bằng đường hàng không.

Để đẩy nhanh tiến độ giao vũ khí cho Ukraine, Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, đã thành lập một nhóm “điều phối đặc biệt”, để quản lý việc giao vũ khí và thiết bị do Mỹ và ít nhất 14 quốc gia khác, bao gồm Anh, Canada và Litva cung cấp.

Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các nguồn cung cấp quân sự do phương Tây viện trợ, có thể được vận chuyển dễ dàng và trực tiếp bằng các máy bay vận tải lớn đến Kyiv, thủ đô của Ukraine, sau đó chuyển cho chiến trường bằng đường bộ hoặc đường hàng không.

Nhưng sau khi quân đội Nga về cơ bản đã làm chủ được trên không của Ukraine, thì việc các nước phương Tây trực tiếp vận chuyển vũ khí đến Ukraine bằng đường hàng không, trở nên hoàn toàn không thể.

Mỹ và NATO cũng không dám mạo hiểm cử máy bay chiến đấu hộ tống các máy bay chở hàng này, đây có thể là nguyên nhân bùng phát nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

 

Hiện tại, những vũ khí do phương Tây viện trợ, chủ yếu được trung chuyển ở Ba Lan. CNN cho biết, một sân bay "không được tiết lộ" ở Ba Lan, gần biên giới Ukraine đã trở thành trung tâm vận chuyển vũ khí và trang thiết bị từ phương Tây đến Ukraine.

Hiện có khoảng 17 chuyến bay của máy bay vận tải quân sự của phương Tây, vận chuyển vũ khí viện trợ, đến biên giới Ukraine mỗi ngày.

Dù truyền thông Mỹ không tiết lộ vị trí cụ thể của sân bay, nhưng theo thông lệ của các nước phương Tây, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, trung tâm trung chuyển sẽ không quá gần khu vực biên giới Ukraine và cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện Rzeszow, một thành phố ở đông nam Ba Lan, cách biên giới Ukraine vừa phải, và Mỹ đang triển khai hệ thống phòng không Patriot-3 tại đây; có thể đây sẽ là vị trí tốt nhất, để đóng vai trò là trung tâm trung chuyển.

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 2.

Thành phố Rzeszow của Ba Lan, gần biên giới Ukraine, Mỹ triển khai hệ thống tên lửa Patriot-3.

 

Sau khi số vũ khí viện trợ của phương Tây này đến Ba Lan, chúng sẽ được vận chuyển vào Ukraine bằng xe tải. Do công việc vận chuyển vũ khí vào Ukraine vô cùng nguy hiểm, nên tiền công hàng ngày của các tài xế xe tải lên tới 1.500 USD.

Hiện tỉnh Lviv nằm gần biên giới Ba Lan, và nó cũng trở thành điểm dừng chân đầu tiên của viện trợ quân sự phương Tây tới Ukraine.

Theo thông tin từ báo chí phương Tây, "Trung tâm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế" chỉ cách biên giới Ba Lan, nơi NATO huấn luyện quân đội Ukraine trước đây có 25 km.

Trước khi bị quân đội Nga tấn công, đã có khoảng 1.000 "quân tình nguyện nước ngoài" đóng tại đây, để hỗ trợ Ukraine chiến đấu; đồng thời đây cũng là trung tâm hậu cần chính của Ukraine, nơi dùng để vận chuyển trang thiết bị và đạn dược của phương Tây tiếp viện cho Ukraine.

Theo phía Nga, trong vụ tấn công tên lửa vào căn cứ ngày 13/3 vừa qua, “có tới 180 lính đánh thuê nước ngoài bị tiêu diệt và một số lượng lớn vũ khí nước ngoài bị phá hủy”.

 

Liên quan đến vụ tấn công "Trung tâm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế" của Ukraine, người phát ngôn Lầu Năm Góc Kirby tuyên bố trong cuộc họp báo:

"Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng, chúng tôi có nhiều căn cứ để gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, chứ không chỉ là một trong số đó”.

Giao thông đường bộ ngày càng khó khăn

Để tránh leo thang chiến tranh, đặc biệt là cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với NATO, các hành động của quân đội Nga bị hạn chế nghiêm ngặt trong nội bộ Ukraine, và xung đột vẫn chưa mở rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine.

Đánh giá về đường vận chuyển vũ khí của các nước phương Tây, con đường bộ từ Ba Lan đến Ukraine tương đối thông suốt và không có dấu hiệu của các cuộc tấn công của quân đội Nga.

Tuy nhiên, sau khi vũ khí và trang bị vào Ukraine, việc phân phối chúng cho các chiến trường sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

 

Đặc biệt, cuộc tấn công của quân đội Nga, nhằm vào căn cứ huấn luyện quân sự ở Yavorov và cảnh báo của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov, đều cho thấy quân đội Nga đã sẵn sàng cắt đứt tuyến đường vận chuyển vũ khí ở Ukraine.

Hiện nay trên các mặt trận của Ukraine, cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trước nhóm trang bị hạng nặng của quân đội Nga, phía Ukraine có nhu cầu lớn về vũ khí chống tăng.

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 3.

Bản đồ mạng lời giao thông đường bộ chính của Ukraine.

Nhìn bản đồ, cơ sở hạ tầng giao thông nội địa của Ukraine không hề lạc hậu, và mạng lưới đường bộ mở rộng theo mọi hướng. Đường cao tốc phía bắc từ thành phố Lviv phía tây Ukraina đến Kyiv, bao gồm đường cao tốc Lutsk-Rivny-Zhytomyr-Kyiv;

Từ Lviv về phía đông đến Vennitsa-Kilovgrad, tỏa về phía đông, đông nam và nam, trong đó Kirovgrad là một trung tâm giao thông quan trọng của Ukraine.

 

Trước đây, quân đội Nga chưa tấn công các đoàn xe của các nước phương Tây đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine, một mặt có thể do cuộc chiến ở các hướng tác chiến khác bị bó hẹp, khi đó quân đội Nga không còn thời gian tính đến các khu vực sâu trong lãnh thổ phía tây Ukraine.

Đồng thời việc chưa kiểm soát hoàn toàn trên không, gây khó khăn cho việc tiến hành trinh sát và giám sát chiến trường toàn diện, tạo cơ hội cho đoàn xe Ukraine liên tục vận chuyển vũ khí và thiết bị do phương Tây viện trợ, tới các khu vực chiến đấu.

Tuy nhiên, khi cuộc chiến ở nhiều thành phố đang đi vào bế tắc, việc quân đội Nga cắt hoàn toàn nguồn vũ khí trang bị cho quân đội Ukraine, càng trở nên quan trọng hơn.

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 4.

Kirovgrad là một trung tâm giao thông quan trọng của Ukraine.

Mặc dù quân đội Nga sẽ không tấn công vào các điểm trung chuyển vũ khí của phương Tây ở Ba Lan, nhưng sau khi đoàn xe tiến vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là trong quá trình cơ động đến khu vực tác chiến gần phía đông Ukraine, quân đội Nga sẽ thực hiện các hoạt động tấn công.

 

Hiện Không quân Nga đã hoàn toàn giành được ưu thế trên không và điều động các máy bay chiến đấu, thực hiện các nhiệm vụ bay tuần tra và sẵn sàng tấn công mục tiêu mặt đất, đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm. Các đoàn xe vận chuyển vũ khí do các nước phương Tây viện trợ, có thể gánh chịu hậu quả nặng nề.

Tất nhiên, phía Ukraine có thể áp dụng phương pháp chia nhỏ nhỏ lẻ đoàn xe, ngụy trang nghi binh, hoặc thực hiện nhiệm vụ giao hàng trong đêm tối; lấy đường nhỏ thay vì đường lớn…

Tuy nhiên, làm như vậy sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả trong hỗ trợ hậu cần, vũ khí và trang thiết bị đưa ra tiền tuyến, có thể không đáp ứng được nhu cầu tác chiến.

Ngoài ra, dù mạng lưới đường bộ ở Ukraine dày đặc, nhưng để ngăn cản các đoàn xe, phía Nga chỉ cần phá hủy cầu đường tại nút giao thông trọng điểm, là có thể cắt đứt "huyết mạch" giao thông và khiến đoàn xe không thể tiến về phía trước.

Nói tóm lại, mặc dù vũ khí và thiết bị do phương Tây viện trợ có thể vào Ukraine nhiều hơn trong tương lai, nhưng việc vận chuyển chúng ở Ukraine sẽ ngày càng trở nên khó khăn và không bền vững.

 

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 5.

Vũ khí chống tăng hiện Quân đội Ukraine cần hơn bất kỳ lúc nào hết (Ảnh minh họa).

Romania có là tuyến thay thế quan trọng?

Trong bối cảnh việc đưa vũ khí tới Ukraine ngày càng trở nên khó khăn hơn, các nước phương Tây cũng đang tìm kiếm các chân hàng mới. Về điều kiện địa lý, ngoài Ba Lan, các nước NATO gồm Slovakia, Hungary và Romania có biên giới với Ukraine.

Hiện tại, Hungary rõ ràng đã từ chối làm “chân hàng” để chuyển giao vũ khí của các nước phương Tây cho Ukraine vì mâu thuẫn lãnh thổ với Ukraine. Thủ tướng Hungary Orban nhấn mạnh, Hungary sẽ không gửi vũ khí đến Ukraine; chứ đừng nói đến việc tham gia vào cuộc chiến Nga-Ukraine.

Slovakia thì có thái độ tích cực hơn trong việc can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine; nhưng xét về vị trí địa lý, tình hình biên giới của nước này với Ukraine cũng tương tự như Ba Lan, khó có thể đóng vai trò thay thế Ba Lan.

Vị trí địa lý của Romania có những điều kiện đặc biệt, khi có biên giới giáp với miền tây Ukraine và khu vực Odessa ở miền nam Ukraine. Nếu vũ khí được chuyển từ Romania, có thể thâm nhập vào sâu Ukraine một cách hiệu quả và có thể trực tiếp đến Odessa ở miền nam Ukraine.

 

Từ bản đồ, thành phố Galati ở miền đông Romania, được kết nối với khu vực Odessa ở miền nam Ukraine bằng một đường cao tốc. NATO dường như cũng “lạc quan” về tuyến đường này.

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 7.

Một đoàn xe tập trung gần biên giới Ba Lan chuẩn bị xâm nhập Ukraine.

Trước đó, các máy bay vận tải quân sự của Pháp đã vận chuyển một số vũ khí và thiết bị đến căn cứ Không quân Mikhail-Kogarniceanu ở Romania, và vận chuyển chúng đến Ukraine thông qua ngả Romania.

Nhưng nhìn chung, một phần của tuyến vận tải này được xây dựng dọc theo bờ Biển Đen và có một cây cầu xuyên biển, một khi Hạm đội Biển Đen của Nga phá hủy cây cầu, toàn bộ tuyến đường này sẽ đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn.

Ngoài ra, với dòng người tị nạn Ukraine, tuyến đường có thể bị người tị nạn chiếm đóng và phong tỏa.

 

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng, mà các nước phương Tây sẽ phải đối mặt, khi viện trợ vũ khí cho Ukraine; các chính trị gia ở các nước phương Tây vẫn “kín tiếng” về vấn đề đường vận chuyển.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh, quan chức Bộ Quốc phòng Anh James Haipi nói rằng, việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine là "những gì chúng tôi đang làm", nhưng không thể nói chính xác ở đâu, khi nào và làm như thế nào?

Còn Bộ Quốc phòng Ba Lan nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, “vì lý do an ninh, chúng tôi không thể thông báo chi tiết”.

Bị Nga giám sát chặt,  NATO sẽ tính đường nào để chuyển vũ khí ra mặt trận cho QĐ Ukraine? - Ảnh 9.

Việc vận chuyển vũ khí từ Ba Lan vào Ukraine bằng đường bộ hiện nay là vô cùng nguy hiểm.

https://soha.vn/bi-nga-giam-sat-chat-nato-se-tinh-duong-nao-de-chuyen-vu-khi-ra-mat-tran-cho-qd-ukraine-20220322154625034.htm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm