Bom dẫn đường Mỹ tấn công lệch mục tiêu 5,5 km
Những quả bom chưa nổ! / UAV mang bom ngàn dặm: Mối đe dọa hay chiêu của Iran?
Vụ việc xảy ra vào ngày 6/11/2019 nhưng đến này mới được tiết lộ. Cụ thể, khi chiếc tiêm kích F-16CM cất cánh trong quá trình huấn luyện bắn đạn thật và ném bom vào một địa điểm cách căn cứ không quân Misawa 24 km.
Khi bay đến địa điểm đã định, phi công khai hỏa quả bom laser dẫn đường GBU-12. Nhưng sự cố hy hữu đã xảy ra quả bom đã hướng tới địa điểm khác cách nơi huấn luyện 5,5 km.
Một quả GBU-12 tấn công vào khu dân cư. |
Được biết, khu vực quả bom rơi xuống thộc quyền sở hữu tư nhân. May mắn không có người bị thương và thiệt hại tài sản trong vụ việc.
GBU-12 được xếp vào loại bom thông minh bởi vì nó có thể tìm diệt mục thiêu theo quỹ đạo do chùm tia laser dẫn đường xác định một cách chính xác mục tiêu.
Chùm tia laser này còn có thể đồng thời cung cấp vị trí mục tiêu cho cả 2 chiến đấu cơ ném bom F-16. GBU-12 Paveway II thực chất là bộ công cụ gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân quả bom thông thường Mk 82 loại 227kg.
Với phương án này cho phép giảm đáng kể giá thành hơn là việc chế tạo quả bom thông minh hoàn toàn, đơn giá một quả khoảng 19.000 USD.
Hiện nay, bom GBU-12 sử dụng 4 hệ thống dẫn đường giống như GBU-22 Paveway III. Bom GBU-12 Paveway II nặng 227kg, dài 3,33m, đường kính 273mm, đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87kg chất nổ Tritonal.
Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng trong lịch sử chiến hoạt động huấn luyện và chiến đấu, GBU-12 đã gây ra những vụ không kích nhầm tai tiếng.
Trong cuộc không kích khủng bố IS hôm 3/1/2019 vào Euphrates, Syria, chiến đấu cơ của liên quân do Mỹ đứng đầu sử dụng GBU-12 đã khiến hàng chục dân thường thương vong.
Ngoài Syria, hàng loạt những vụ không kích nhầm tương tự xảy ra ở Iraq, Afghanistan... tất cả nạn nhân đều được xác định là dân thường.
Nguyên nhân khiến GBU-12 tấn công nhầm vào dân thường đến nay vẫn không rõ ràng bởi Mỹ thường chọn cách im lặng sau mỗi vụ xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo