Quốc tế

Bước ngoặt khó ngờ từ Phần Lan: NATO 'mở cờ', Nga nhận ra điều thảm họa sát biên giới

Theo Foreign Policy, Phần Lan mới đây đã khiến thế giới bất ngờ. Quyết định của nước này có thể được xem là một đòn giáng mạnh vào Nga.

Tối hậu thư đã hết hiệu lực, quân đội Nga sẽ làm gì với 2.500 lính Ukraine cố thủ ở Mariupol? / Nga "dằn mặt" phương Tây nếu tiếp tục sử dụng Ukraine làm công cụ đối đầu với Nga

Trạng thái trung lập của Phần Lan bắt đầu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cho đến nay có nguy cơ bị phá vỡ.

Phần Lan - quốc gia có chung đường biên giới khoảng 1.300km với Nga - mới đây đã khiến thế giới bất ngờ khi nói đế việc có kế hoạch gia nhập NATO mặc dù nước này nổi tiếng là quốc gia trung lập trong một thời gian dài.

Bước ngoặt khó ngờ

Như Thủ tướng Sanna Marin đã thông báo, Phần Lan sẽ quyết định có nộp đơn hay không trong vòng vài tuần nữa. Thông báo này được đánh giá như một bước ngoặt mỉa mai đối với lịch sử thế kỷ 20.

Và trước diễn biến này, một câu hỏi đặt ra là liệu khả năng này có xảy ra và sẽ đem đến những thay đổi gì cho cấu trúc an ninh châu Âu?

Bước ngoặt khó ngờ từ Phần Lan: NATO mở cờ, Nga nhận ra điều thảm họa sát biên giới - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Ngoại trưởng hai nước Thụy Điển và Phần Lan. Ảnh: AP

Trạng thái trung lập của Phần Lan bắt đầu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nước này từ đó đến nay đã thành công trong nhiệm vụ "Phần Lan hóa", xây dựng các lực lượng vũ trang có năng lực cao và được xã hội dân sự ủng hộ nhiệt tình, đồng thời cố gắng duy trì đối thoại với Nga.

Sự sắp xếp này được coi là một thỏa hiệp có thể được Moscow chấp nhận.

Khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như cũng muốn có một sự dàn xếp như vậy cho Ukraine.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chính cuộc chiến này đã khiến chính quyền Helsinki thay đổi đáng kể.

Phần Lan hiện dường như đã sẵn sàng từ bỏ quan điểm trung lập nổi tiếng của mình, điều mà gần như hầu hết người dân ở quốc gia Bắc Âu này không hề nghĩ tới trước khi xung đột Ukraine bùng nổ.

 

Và nguy hiểm hơn, động thái này của Phần Lan có thể đưa các lực lượng thực sự của NATO đến biên giới phía tây bắc của Nga.

Trong khi đó, trên khắp NATO, các nước đã phát đi tín hiệu sẽ hoan nghênh Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này.

NATO như "mở cờ trong bụng"

NATO có nhiều lý do để mở rộng cửa đón Phần Lan.

Đây là quốc gia có hệ thống nắm quyền tốt. Hơn nữa, Phần Lan cũng sẽ mang đến những đội quân rất có năng lực, đặc biệt là khi nói đến nhiệm vụ tình báo.

Trên thực tế, những tuyên bố về giá trị của Phần Lan đối với NATO đã trở nên phổ biến đến mức người ta coi Helsinki là một tài sản quân sự của liên minh mặc dù NATO phải bảo vệ thêm biên giới gần 1.300km với Nga.

 

Nhưng mặc dù hầu như mọi quốc gia thành viên NATO đều có vẻ phấn khích trước viễn cảnh Phần Lan gia nhập liên minh, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là quyết định của nước này.

"Tài sản lớn nhất của chúng tôi là ngay từ những ngày đầu tiên xem xét tư cách thành viên NATO hàng thập kỷ trước, chúng tôi đã biết sẽ tham gia vào việc đảm bảo an ninh cho phần này của châu Âu", cựu Tư lệnh của Lực lượng Phòng vệ Phần Lan, Đô đốc Juhani Kaskeala cho biết, "Chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ là người đóng góp chứ không phải là người phá hoại an ninh ở châu Âu".

Cho đến nay, Phần Lan đã đóng góp vào chính sách an ninh ở châu Âu bằng cách đảm bảo an ninh biên giới của mình với Nga. Và nếu trở thành một thành viên NATO, nước này sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiệm vụ này.

"Lợi ích lớn nhất mà chúng tôi mang lại cho NATO thực sự là chúng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn đến biên giới với Nga. Tôi không muốn khoe khoang, nhưng năng lực quân sự của chúng tôi chắc chắn cần được xem xét nghiêm túc" - cựu tướng Kaskeala nói.

Nhìn bề ngoài, có vẻ như thể cựu tướng Kaskeala đang khoe khoang. Nhưng thực sự không thể coi nhẹ năng lực quân sự của Phần Lan.

 

Phần Lan có gì?

Lực lượng Phòng vệ Phần Lan chỉ có khoảng 12.000 thành viên, một con số tương đối khiêm tốn và Phần Lan chỉ chi khoảng 2% GDP cho quốc phòng.

Bước ngoặt khó ngờ từ Phần Lan: NATO mở cờ, Nga nhận ra điều thảm họa sát biên giới - Ảnh 2.

Các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Phần Lan trong cuộc tập trận quốc tế Cold Response 22, tại Setermoen, Na Uy, vào ngày 22/3. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ biên giới mạnh mẽ của nước này không được tính là một phần của những con số đó (và không giống như nhiều quốc gia khác, Phần Lan không tính lương hưu cho quân sự là chi tiêu quốc phòng).

Quan trọng hơn nữa, 12.000 lực lượng chính thức được lính nghĩa vụ hỗ trợ; khoảng 3/4 nam giới Phần Lan hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tất cả những người lính nghĩa vụ đều trở thành quân nhân dự bị.

Chuyên gia phân tích quốc phòng Phần Lan Stefan Forss lưu ý: "Quân đội Phần Lan vẫn khá đặc biệt ở châu Âu. Chúng tôi đào tạo một số lượng lớn lính nghĩa vụ mỗi năm và những gì họ mong đợi chính là có năng lực phòng thủ trước một cuộc tấn công lớn của Nga".

 

Một năng lực đáng kể khác mà Phần Lan sẽ mang lại cho liên minh là kinh nghiệm quân sự của họ.

Trên thực tế, Phần Lan và Thụy Điển thường xuyên tập trận với nước láng giềng NATO là Na Uy, điều này đã làm tăng thêm sự hợp nhất của hai nước vốn không phải là thành viên của NATO.

"Chúng tôi có khả năng giám sát trên không tuyệt vời và có thể kết hợp với NATO khi được yêu cầu, chẳng hạn như trong cuộc tập trận Cold Response 2022", cựu tướng Kaskeala lưu ý khi đề cập đến một cuộc tập trận chung gần đây.

Và còn các điểm nổi bật khác của Phần Lan: hệ thống máy bay chiến đấu hiện đại tối tân và khóa học bảo vệ an ninh quốc gia.

Thụy Điển, nếu quyết định gia nhập NATO, cũng sẽ mang lại cho NATO sức mạnh bao gồm hải quân, vốn đang đóng vai trò quan trọng ở vùng biển Baltic.

 

Trên thực tế, hải quân Thụy Điển không chỉ có quy mô tương đối lớn mà còn có kinh nghiệm săn tàu ngầm phục vụ tốt cho NATO. Nhưng trong khi Phần Lan đã công khai nói về kế hoạch gia nhập NATO, Thụy Điển chỉ thông báo rằng sẽ tiến hành "đánh giá an ninh" về khả năng nay.

Và khi Phần Lan tiếp cận cánh cửa NATO, câu hỏi hiển nhiên là: Liệu người dân nước này có thể hỗ trợ các lực lượng vũ trang của mình, không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước thành viên NATO xa xôi hay không?

Đó là câu hỏi mà các nghị sĩ của nước này sẽ phải trả lời. Tuy nhiên, trong tương lai gần và không quá gần, các cuộc khủng hoảng có nhiều khả năng bùng nổ ở biên giới của chính nó.

Phần Lan cần NATO vào đúng thời điểm NATO cần.

'Thảm họa' với Moscow

Theo CNN, xét tới việc Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự và yêu cầu NATO phải quay lại biên giới của liên minh này trong những năm 1990, thông tin Thụy Điển và Phần Lan có thể gia nhập NATO chẳng khác nào một thảm họa ngoại giao với Moscow.\

 

Đặc biệt, nếu Phần Lan gia nhập NATO, Nga sẽ bất ngờ nhận thấy rằng họ đang chia sẻ thêm một đường biên giới dài 830 dặm với NATO.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 11/4 cảnh báo rằng việc NATO mở rộng quy mô sẽ không mang lại bất cứ sự ổn định nào cho châu Âu.

"Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng, bản thân liên minh này là một công cụ để đối đầu. Đây không phải là một liên minh mang lại hòa bình và ổn định. Do đó, việc mở rộng hơn nữa liên minh NATO sẽ không dẫn đến sự ổn định cao hơn trên lục địa châu Âu" – Ông Peskov nhấn mạnh.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm