Quốc tế

Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại - Liệu có khả thi?

Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại – Dự luật mới tại một thành phố Nhật Bản trước vấn nạn mà công nghệ không hề “hữu ý” gây ra.

Truyền hình, báo chí châu Âu "cầu cứu" vì COVID-19 / Tránh "tiếp tay" cho cảnh sát Mỹ: Anh sẽ đóng băng xuất khẩu lô vũ khí trị giá hàng triệu USD?

Số vụ tai nạn do sử dụng điện thoại tăng mạnh tại các khu đông dân cư khiến các quan chức tại thành phố Yamato, gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản vừa đã đệ trình một dự luật mới chưa từng có ở thành phố này: Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại.

Cảnh người đi bộ dán mắt vào điện thoại đã trở nên quen thuộc ở nhiều thành phố tại Nhật Bản, nhiều đến mức khiến chính phủ nước này lo ngại rằng vấn nạn hạn chế tầm nhìn có thể khiến số ca tử vong tại quốc gia khá đông dân này leo thang.

Người đi bộ tại Nhật Bản dán mắt vào điện thoại (Nguồn: Reuters)

Ông Masaaki Yasumi, một quan chức của thành phố, hy vọng lệnh cấm sẽ giúp người dân nước này tôn trọng mạng sống của mình, cũng như nâng cao nhận thức về các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông, ngay cả khi họ đang không hề sử dụng bất kỳ phương tiện nào.

Theo nghiên cứu của "gã khổng lồ" di động Nhật Bản NTT Docomo, tầm nhìn trung bình của người đi bộ trong khi dán mắt vào smartphone ước tính sẽ chỉ còn 5% so với mắt nhìn bình thường. Một mô phỏng trên máy tính đã được triển khai để minh họa điều gì sẽ xảy ra nếu 1.500 người đều nhìn vào điện thoại và cùng đi bộ qua ngã tư Shibuya đông đúc ở Tokyo.

Kết quả cho thấy, có tới 2/3 trên tổng số nhân vật mô phỏng sẽ gặp sự cố, hơn 400 vụ va chạm sẽ xảy ra, 103 người bị ngã và 21 người đánh rơi điện thoại.

Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại - Liệu có khả thi? - Ảnh 2.

Tầm nhìn trung bình của người đi bộ trong khi dán mắt vào smartphone ước tính sẽ chỉ còn 5% so với mắt nhìn bình thường (Nguồn: Reuters)

Những khoản yêu cầu bồi thường khổng lồ lên tới 1 triệu USD trong những vụ tai nạn vì smartphone khiến Nhật Bản như "ngồi trên đống lửa" trước vấn nạn mà công nghệ không hề "hữu ý" gây ra.

 

Trước đó, việc số vụ tai nạn liên quan đến việc tài xế vừa lái xe vừa dùng điện thoại tăng gấp đôi trong vòng 10 năm cũng khiến Nhật Bản quyết định tăng mức phạt lên gấp 3 lần, đồng thời siết chặt các quy định liên quan. Theo tờ Japan Times, những người tái phạm có thể đối mặt với án tù lên tới 6 tháng hoặc bị phạt tối đa 100.000 Yen, tương đương hơn 21,5 triệu đồng Việt Nam.

Đây không phải vấn đề "trăn trở" của riêng nền kinh tế đứng thứ ba thế giới nhưng Nhật Bản là quốc gia đầu tiên cho cả thế giới thấy thái độ dứt khoát của chính phủ khi đối diện với hệ lụy mà smartphone gây ra cho người đi bộ.

Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng Arab Saudi (SACO) cũng cho biết, có tới hơn 160.000 vụ tai nạn ô tô tại quốc gia này có nguyên nhân chính là do sử dụng điện thoại di động hoặc không tập trung trong khi lái xe.

Thay vì đề xuất một dự luật có phần "khắc nghiệt" như Nhật Bản, SACO đưa ra những quy định liên quan đến một số hệ thống an toàn bắt buộc trên các phương tiện được sản xuất sau năm 2018, bao gồm: túi khí, hệ thống phanh ABS giúp bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp, hệ thống cân bằng điện tử hoặc theo dõi áp suất lốp…

Cấm sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông được cho là "muộn còn hơn không", bởi rủi ro trên đường không loại trừ bất cứ người hay phương tiện nào. Tuy nhiên, chính quyền rất cần những giải pháp khoa học để giám sát thực thi. Bằng không, luật hóa quy định cấm sử dụng smartphone đối với người đi bộ sẽ chỉ làm tăng số lượng điều luật chỉ tồn tại trên giấy.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm