Quốc tế

Truyền hình, báo chí châu Âu "cầu cứu" vì COVID-19

Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến thị trường quảng cáo châu Âu suy sụp. Điều này làm cho báo chí mất đi nguồn thu quan trọng.

Syria tuyên bố sẵn sàng sử dụng MiG-29 nâng cấp bắn hạ F-16 Israel / Cảnh báo sức mạnh al Qaeda, thành công thỏa thuận Mỹ - Taliban vào diện nghi vấn

Báo chí, phát thanh, truyền hình vừa bị giảm thu do quảng cáo thu hẹp, vừa phải chi phí nhiều hơn để duy trì hoạt động trong thời điểm dịch bệnh, là lúc mà nhu cầu thông tin tăng đột biến.

Hai tháng đại dịch đã là tai họa cho nguồn thu của các đài truyền hình, các đài phát thanh và các tờ báo in. Báo chí tại châu Âu đã đăng tải nhiều bài viết về đề tài này và về đề xuất tại Pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng chi phí quảng cáo, cũng là hỗ trợ báo chí một cách gián tiếp.

Ảnh minh họa.

Tờ Le Figaro thống kê rằng trong quý I năm nay, "lợi nhuận của báo chí Pháp nói chung đã giảm 12,6%, trong đó truyền hình giảm thu gần 10% so với trước đại dịch, phát thanh mất hơn 10% và báo in mất hơn 12%". Ước tính, "thị trường quảng cáo Pháp sẽ sụt giảm tới 23% trong cả năm 2020" này. Theo tờ báo Pháp, đây là mức suy giảm tệ hại nhất trong lịch sử. "Ngay cả đợt suy thoái hồi năm 2009 sát ngay sau khủng hoảng tài chính cũng không thê thảm đến thế, vì hồi đó thị trường quảng cáo Pháp chỉ giảm 9%".

Trong hơn hai tháng đại dịch ở châu Âu, thương mại hầu như đóng băng. Dĩ nhiên là các doanh nghiệp không còn nhu cầu đăng quảng cáo nữa. Những ngành thường chi mạnh tay nhất cho quảng cáo, là xe hơi, hoá mỹ phẩm và điện thoại đã cắt bỏ quảng cáo trong tháng Ba và tháng Tư. Báo in vừa mất nguồn thu từ quảng cáo, lại vừa giảm nguồn thu từ bán báo.

Các đài truyền hình mất nguồn thu từ quảng cáo, đồng thời lại phải tăng chi phí hoạt động. Một nghịch lý mà tờ Mặt trời 24h của Italy nhấn mạnh. "Trong thời gian phong toả chống dịch, lượng người xem TV tại Italy tăng 35%". Trong đại dịch, nhu cầu thông tin càng cao, các nhóm phóng viên vẫn phải đi vào những nơi nguy hiểm đưa tin. Những biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất truyền hình là chi phí phát sinh, và không nhỏ. Có nhiều khán giả hơn không có nghĩa là nguồn thu của truyền hình tốt hơn. Tờ báo ước tính: "Năm 2020 này, thị trường quảng cáo Italia sẽ sụt giảm 1,5 tỷ Euro".

Ngày 28/5, tờ 20 phút ra tại Pháp đăng bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính Pháp, đề nghị hỗ trợ. Báo chí không yêu cầu chính phủ rót tiền giải cứu, mà mong muốn chính phủ tạo ra "tín dụng quảng cáo", cho các doanh nghiệp vay ưu đãi thời hạn một năm chi phí đăng quảng cáo trên báo chí và truyền hình. Bức thư ngỏ trích một nghiên cứu, rằng "một đồng chi cho quảng cáo sẽ tạo ra gần 8 đồng cho tổng sản phẩm nội địa". Hỗ trợ doanh nghiệp chi phí quảng cáo, sẽ vừa thúc đẩy thương mại phục hồi nhanh hơn, lại gián tiếp giải cứu báo chí và truyền hình cũng đang lao đao sau đại dịch.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm