Căng thẳng leo thang giữa Tổng thống Mỹ và mạng xã hội Twitter
Nhà hàng Việt ở Nga vượt khó, lan tỏa tinh thần chia sẻ cộng đồng trong mùa dịch / Vụ cảnh sát ghì chết người da màu: Hung thủ đối mặt với án tù 1/4 thế kỷ
Động thái này đã thổi bùng xung đột lâu nay giữa Tổng thống Donald Trump và các nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất tại Mỹ.
Nếu theo dõi tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump, người dân sẽ thấy ông Trump hoạt động rất tích cực trên nền tảng này. Mỗi ngày ông đăng tải hoặc đăng lại hàng chục bài viết. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, 3 bài đăng của Tổng thống đã bị Twitter cảnh báo.
Ảnh minh họa.
Bài đầu tiên là khi ông Trump cho rằng hình thức bỏ phiếu vắng mặt, gửi phiếu qua bưu điện sẽ dẫn tới gian lận trên diện rộng trong cuộc bầu cử Mỹ.
Twitter gắn nhãn "fact-check" (tạm dịch là cần phải kiểm chứng thông tin) dưới dòng tweet của Tổng thống.
Ông Trump đã nhanh chóng đáp trả bằng việc ký sắc lệnh hành pháp, hạn chế quyền lực của mạng xã hội lên bài đăng của người dùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Một nhóm nhỏ các mạng xã hội lớn độc quyền đang kiểm soát phần lớn truyền thông công cộng và cá nhân tại nước Mỹ. Các mạng xã hội này được trao quyền lực không giới hạn trong việc kiểm soát, giới hạn, chỉnh sửa, định hình, hay giấu đi gần như bất cứ nội dung đăng tải nào mà các cá nhân gửi tới công chúng. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra".
Ông Trump sau đó đăng dòng tweet với nội dung cảnh báo các đối tượng quá khích, khi cướp bóc xảy ra ở Minnesota thì súng sẽ nổ. Twitter đã ẩn đi nội dung này.
Chưa rõ căng thẳng giữa hai bên sẽ còn leo thang đến đâu nhưng giới quan sát nhận định, sắc lệnh của Tổng thống có thể tác động không nhỏ đến hoạt động của các mạng xã hội. Mạng xã hội sẽ dễ dàng bị người dùng kiện nếu can thiệp, kiểm duyệt hoặc chỉnh sửa bài đăng của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo