Quốc tế

Căng thẳng tại biển Đỏ cản trở hoạt động thương mại

Hiện nhiều doanh nghiệp lớn hiện đang theo dõi sát tình hình tại biển Đỏ với tâm trạng lo âu.

Nhiều thành phố Trung Quốc nới lỏng quy định mua nhà / Clip: Type 16 - Xe tăng bánh lốp mạnh mẽ của Nhật Bản

Căng thẳng tại biển Đỏhiện vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Lực lượng Houthi ngày 20/12 đã phát đi cảnh báo sẽ mở rộng mục tiêu tấn công tại đây, nếu Mỹ tiến hành các chiến dịch chống lại lực lượng này. Những diễn biến này đang làm gia tăng lo ngại về sự xáo trộn tại một trong những tuyến thương mại hàng hải quan trọng, giúp vận chuyển tới 12% giá trịthương mại toàn cầu.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy, đã có ít nhất 103 tàu container đã quyết định thay đổi lộ trình di chuyển, đi vòng xuống cực Nam châu Phi thay vì qua Biển Đỏ. Điều này có thể khiến quãng đường kéo dài thêm 6.000 hải lý và thời gian giao hàng kéo dài ba đến bốn tuần, từ đó làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển.

"Đây là thông tin rất xấu, bởi nó xảy ra đúng vào thời điểm đã có nhiều yếu tố khác tác động tiêu cực đến chi phí vận tải. Giá cước vận chuyển container hiện vẫn ở mức thấp so với cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng trong thời kỳ COVID-19, nhưng đã cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong năm 2023", ông Jan Hoffmann - Trưởng Tiểu ban Logistics Thương mại, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết.

Căng thẳng tại biển Đỏ cản trở hoạt động thương mại   - Ảnh 1.

Căng thẳng tại biển Đỏ tiếp tục cản trở hoạt động thương mại.

Theo dữ liệu từ nền tảng đặt chỗ và thanh toán cho vận chuyển hàng hóa quốc tế Freightos, tính đến thứ Ba, giá vận chuyển một container từ Trung Quốc đến Địa Trung Hải đã lên tới 2.413 USD, tăng 44% so với hồi đầu tháng. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng cho biết, giá cước vận chuyển đối với hàng hóa từ nước này đến châu Âu và châu Phi có thể tăng từ 25 - 30% nếu mối lo ngại về an ninh tại Biển Đỏ không sớm được giải quyết.

Ông Jan Hoffmann - Trưởng Tiểu ban Logistics Thương mại, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng: "Nếu chi phí vận chuyển đối với hàng hóa sản xuất tăng lên một cách có hệ thống, sẽ phải mất vài tháng để sự tăng giá dịch chuyển sang những hàng tiêu dùng được bán tại các cửa hàng. Tuy nhiên, điều đó rồi cũng sẽ xảy ra, nếu tình hình hiện nay vẫn tiếp diễn".

Hiện nhiều doanh nghiệp lớn đang theo dõi sát tình hình tại biển Đỏ với tâm trạng lo âu. Công ty sản xuất đồ nội thất IKEA đã cảnh báo về khả năng thiếu hụt sản phẩm, trong khi nhà sản xuất thiết bị gia dụng Electrolux đã thành lập một nhóm chuyên trách, để tìm kiếm các tuyến đường thay thế, hoặc xác định các đơn hàng cần ưu tiên.

Một số công ty cũng bắt đầu xem xét sử dụng các tuyến đường sắt và đường hàng không trong bối cảnh an ninh hàng hải tại biển Đỏ chưa được đảm bảo.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm