Quân sự thế giới hôm nay (21/12): Ấn Độ biên chế hệ thống phòng không tầm ngắn mới, thêm khí tài viện trợ sẽ đến Ukraine
Mỹ đánh giá về tác động trừng phạt với kinh tế Nga sau gần 2 năm xung đột ở Ukraine / Nhiều thành phố Trung Quốc nới lỏng quy định mua nhà
* Ấn Độ biên chế hệ thống phòng không tầm ngắn mới
Theo tạp chí quân sự Janes, Không quân Ấn Độ (IAF)vừa đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SAMAR mới nghiên cứu, phát triển.
Tên lửa trên bệ phóng của hệ thống SAMAR của Ấn Độ. Ảnh: Swarajya.
Trước đó, vào trung tuần tháng 12 này, IAF cũng tiến hành bắn thử thành công hệ thống SAMAR trong khuôn khổ tập trận AstraShakti-2023 tại căn cứ không quân Suryalanka ở bang Andhra Pradesh phía đông nam nước này.
Giới chức quốc phòng Ấn Độ không nêu chi tiết về số lượng khí tài trên được triển khai trực chiến. Tuy nhiên,Janescho biết, lô sản xuất đầu tiên bao gồm 5 hệ thống SAMAR.
Được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không chống lại các mục tiêu bay tầm thấp, hệ thống SAMAR sử dụng tên lửa không đối không R-73E của Nga vốn đã hết hạn sử dụng nhưng được IAF nâng cấp để kéo dài vòng đời. R-73E là bản xuất khẩu của tên lửa R-73 do tập đoàn Vympelchế tạo, với một số thông số kỹ thuật như chiều dài 2,9m, nặng 110kg, tốc độ tối đa 2.500km/giờ, bắn trúng mục tiêu trên không từ độ cao 5m đến 20km ở tầm xa từ 300m đến 30km.
Clip phóng thử nghiệm hệ thống SAMAR mới đây. Nguồn: Hindustan Times. |
Một bệ phóng kép với khả năng khai hỏa tên lửa ở chế độ phát một và phóng loạt tùy thuộc vào điều kiện chiến đấu, được đặt trên xe bán tải quân sự nhằm tăng tính cơ động trên chiến trường.
* Thêm khí tài viện trợ từ phương Tây sẽ đến UkraineDefense News đưa tin, Thụy Điển và Đan Mạch đã ký một ý định thư về sử dụng năng lực công nghiệp quốc phòng để bảo đảm bổ sung xe chiến đấubộ binhCV90 cho Ukraine.
Xe chiến đấu CV90. Ảnh: Armored Warfare.
Cụ thể, chính phủ Đan Mạch sẽ đóng góp khoản tiền ban đầu là 264 triệu USD và sau đó Thụy Điển chịu trách nhiệm đặt hàng xe CV90 với hãng BAE Systems Hägglunds, chi nhánh tại Thụy Điển của nhà thầuquốc phòng lớn nhất nước Anh BAE Systems. Số lượng xe cụ thể cũng như thời gian giao hàng đều không được tiết lộ.
Động thái trên diễn ra sau khi Stockholm và Kiev đạt được thỏa thuận tăng cường hợp tác trong sản xuất và bảo dưỡng các phương tiện chiến đấu bộ binh của quân đội Ukraine. Vào thời điểm ấy, thỏa thuận này được cho là bước đầu tiên hướng tới việc thiết lập cơ sở sản xuất xe CV90 ở Ukraine, mặc dù phía Thụy Điển chưa bao giờ bình luận về điều đó. Đầu năm nay, Stockholm đã gửi cho Kiev 50 chiếc CV90.
Sở hữu khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, giáp bọc chắc chắn, CV90 được đánh giá không thua kém dòng Stryker của Mỹ. Theo đó, CV90 có trọng lượng 37 tấn, được trang bị động cơ diesel công suất 550 mã lực tốc độ tối đa 70km/giờ và phạm vi hoạt động 300km. Vũ khí chính của xe là pháo Bofors 40mm, cùng vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62mm và ống phóng đạn khói ngụy trang. Phần phía sau thân xe có thể chở được 9 binh sĩ với trang bị vũ khí đầy đủ. Giáp xe chống chịu được đạn xuyên phá cỡ 14,5mm và lên tới 30mm nếu bổ sung thêm giáp tổng hợp.
Ở một thông tin liên quan, cũng theoDefense News, chính phủ Đức gần đây đã phê duyệt các đơn đặt hàng đạn pháo 155mm trị giá hơn 400 triệu USD cho Ukraine trong các thỏa thuận riêng với hãng chế tạo Rheinmetall và một công ty Pháp chưa được xác định danh tính.
* Latvia ký hợp đồng mua pháo phản lực HIMARS
Army Recognitiondẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Sprūds cho biết đã chính thức ký hợp đồng với phía Mỹ để mua 6 hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS trị giá 179,8 triệu USD. Thương vụ này còn bao gồm một lượng lớn đạn dược, tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS và thiết bị, phụ tùng liên quan.
Hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS. Ảnh: Defense Brief.
Hợp đồng được coi là bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho đồng minh của Mỹ tại châu Âu. Theo đó, Latvia dự kiến sẽ bắt đầu nhận các hệ thống HIMARS từ năm 2027.
Latvia đang tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Chỉ riêng năm nay, chính quyền Riga đã tích cực mở rộng hơn nữa kho vũ khí bằng cách mua hệ thống phòng không IRIS-T của Đức trị giá khoảng 600 triệu euro và tên lửa chống hạm NSM trị giá 110 triệu USD.
M142 HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành hạng nặng đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS bởi tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin. Mỗi hệ thống nặng gần 18 tấn, có thể bắn liên tiếp 6 rocket dẫn đường độ chính xác cao, được biên chế kíp vận hành 3 người. Khi sử dụng đạn M31 mang đầu đạn nổ mạnh đa dụng nặng 90kg, HIMARS có tầm bắn 80km. Bên cạnh đó, HIMARS cũng có thể khai hỏa tên lửa ATACMS có tầm bắn lên đến 300km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025