Cảnh báo sức mạnh al Qaeda, thành công thỏa thuận Mỹ - Taliban vào diện nghi vấn
Xe bồn lao vào đám đông biểu tình tại Mỹ / Khi người Mỹ biến "bóng ma khổng lồ" AC-130J thành máy bay đánh chặn
Al Qaeda, thực hiện vụ tấn công ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động ở 12 tỉnh của Afghanistan, với 400 - 600 đơn vị hoạt động và một trại huấn luyện ở phía đông nước này, theo báo cáo được lưu hành trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Quan hệ giữa Taliban, bao gồm các đối tác trong mạng lưới Haqqani và al Qaeda "vẫn thân thiết, dựa trên tình bạn, chia sẻ lịch sử đấu tranh, sự đồng cảm về ý thức hệ và sự giao thoa", báo cáo của LHQ cho hay.
"Taliban thường xuyên tham khảo ý kiến của al Qaeda trong các cuộc đàm phán với Mỹ và đưa ra những đảm bảo rằng họ sẽ tôn trọng mối quan hệ lịch sử đôi bên", báo cáo của Nhóm giám sát hỗ trợ và trừng phạt của LHQ cho biết.
Báo cáo này cho thấy Taliban đã không tuân thủ một điều khoản được coi là trọng tâm của thỏa thuận Mỹ - Taliban ký ngày 29/2 tại Doha. Tổng thống Donald Trump đã miêu tả thỏa thuận này là một câu chuyện thành công. Thỏa thuận trên viết rằng Taliban cam kết sẽ không cho phép Afghanistan trở thành bệ phóng cho các cuộc tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ và sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan. Đổi lại, Washington đồng ý rút lực lượng do Mỹ lãnh đạo trong vòng 14 tháng.
Tổng thống Donald Trump ca ngợi thỏa thuận này là một bước đột phá sẽ đưa quân đội Mỹ về nước sau 19 năm chiến tranh. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết vào ngày 1/3 rằng Taliban "đã chia cắt" với các nhóm khủng bố và "đồng ý rằng sẽ phá vỡ mối quan hệ đó".
Yếu tố chính trị
Trong khi Mỹ tiến hành hội đàm với các đại diện của Taliban tại Doha vào năm 2019 và 2020, al Qaeda và Taliban cũng đã tổ chức các cuộc họp "để thảo luận về hợp tác liên quan đến kế hoạch hoạt động, đào tạo và dự phòng các nơi trú ẩn an toàn của Taliban cho các thành viên al Qaeda ở Afghanistan", theo báo cáo.
Khi được hỏi về những phát hiện của LHQ, đại diện đặc biệt của Mỹ về Afghanistan Zalmay Khalilzad, người dẫn đầu các cuộc đàm phán với Taliban, nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng, quân nổi dậy đã thực hiện một số bước đi để cắt đứt quan hệ với al Qaeda và các nhóm khủng bố khác nhưng cần phải hành động nhiều hơn.
Khalilzad nói rằng "chúng tôi tin rằng có sự tiến bộ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động đó rất chặt chẽ."
Ông không đưa ra chi tiết về các bước đi mà Taliban đã thực hiện, nói rằng đây là một "vấn đề nhạy cảm". Đặc phái viên Hoa Kỳ cũng không trả lời các câu hỏi về việc liệu quân nổi dậy có tham khảo ý kiến al Qaeda trong các cuộc đàm phán tại Doha hay không.
Nhà ngoại giao Mỹ này nói thêm rằng báo cáo của Liên Hợp Quốc thông tin về một giai đoạn đã kết thúc vào ngày 15/3, trong khi thỏa thuận Mỹ-Taliban chỉ được ký kết vào ngày 29/2.
Khalilzad cũng bày tỏ sự lạc quan rằng triển vọng hòa bình đã được cải thiện sau lệnh ngừng bắn gần đây vào ngày lễ Hồi giáo Eid al Fitr tháng 5, mức độ bạo lực thấp hơn và nhiều đợt thả tù nhân hơn của cả chính phủ Afghanistan và Taliban.
"Tôi tin rằng chúng ta đang ở một thời điểm có nhiều hy vọng để khẳng định lại cách tiếp cận của chúng tôi," ông nói.
Chia rẽ trong nội bộ Taliban
Chính phủ Afghanistan mới thành lập đang thảo luận về địa điểm và thời gian tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban, ông nói. Cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai kẻ thù dự kiến bắt đầu vào tháng 3 theo thỏa thuận Mỹ - Taliban nhưng vẫn chưa bắt đầu do tranh chấp về việc phóng thích tù nhân và các vấn đề khác.
Khi các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ-Taliban diễn ra vào cuối năm ngoái, al Qaeda lo lắng rằng các đồng minh Taliban đang chuẩn bị từ bỏ quan hệ đối tác, theo báo cáo của LHQ. Báo cáo này cho biết các thành viên của al Qaeda đã thực hiện một cuộc tấn công vào sân bay Bagram vào tháng 12 năm ngoái vì họ "lo ngại rằng thỏa thuận trong tương lai với Mỹ sẽ kêu gọi Taliban phá vỡ quan hệ với al Qaeda và các tay súng nước ngoài".
Báo cáo này cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Taliban đã không tiết lộ đầy đủ các chi tiết của thỏa thuận, bao gồm cả cam kết cắt đứt quan hệ với al Qaeda và các chiến binh khủng bố nước ngoài, để các thành viên của họ tránh có "phản ứng dữ dội" và vấn đề này "đã nổi lên nhiều lần như một chủ đề tranh luận nội bộ gay gắt".
Nếu Taliban tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong thỏa thuận của Hoa Kỳ và tách rời với al Qaeda, thì điều này có thể tạo ra sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nhóm khi có một phe từ chối việc chia tách với al Qaeda, theo báo cáo của LHQ.
Khalilzad nói rằng ông không thể bảo đảm về các thành viên cá nhân của Taliban hoặc các phe phái trong nhóm, nhưng ông nói "toàn bộ Taliban đã thực hiện cam kết này" về cắt đứt quan hệ với al Qaeda.
Ông nói thêm, "Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này. Đây là vấn đề sống còn, vấn đề khủng bố."
Hoa Kỳ sẽ gây sức ép lên Taliban về vấn đề này và khi cần thiết thực hiện "các hoạt động cũng cần thiết", ông nói.
Thomas Joscelyn, một thành viên cao cấp tại Quỹ Quốc phòng Dân chủ và là người chỉ trích thỏa thuận Hoa Kỳ-Taliban, cho biết chính quyền đã không cung cấp các ví dụ cụ thể về cách Taliban cắt đứt quan hệ với al Qaeda như đã hứa.
"Chính quyền Trump và Taliban sẽ phải cho chúng tôi thấy bằng chứng thực sự về một cuộc chia tay nào đó với al Qaeda nếu họ tiếp tục miêu tả thỏa thuận Doha vẫn còn hiệu lực", Joscelyn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025