Quốc tế

Cây máu rồng ở hòn đảo 'ngoài hành tinh'

Cây máu rồng (Dracaena draco) xuất hiện nhiều ở quần đảo Socotra của Yemen. Cây có nhựa đỏ như máu, được mệnh danh là loài thực vật độc đáo bậc nhất hành tinh.

Bí ẩn loài cây 'sống như hồn ma' khiến các nhà khoa học 'đau đầu' / CLIP: Ghé thăm hồ Kaindy - Nơi những loài cây mọc ngược siêu độc đáo

Nhiếp ảnh gia Daniel Kordan (Nga) mới đây đăng tải trên trang cá nhân bộ ảnh về cây máu rồng do ông chụp trong chuyến ghé thăm quần đảo Socotra. Kordan miêu tả đây là loài thực vật "đáng kinh ngạc". Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nga nhận được gần 50.000 lượt thích trên mạng xã hội.

Nhiếp ảnh gia Daniel Kordan (Nga) mới đây đăng tải trên trang cá nhân bộ ảnh về cây máu rồng do ông chụp trong chuyến ghé thăm quần đảo Socotra. Kordan miêu tả đây là loài thực vật "đáng kinh ngạc". Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nga nhận được gần 50.000 lượt thích trên mạng xã hội.

Theo truyền thuyết, cây máu rồng đầu tiên được sinh ra từ máu của một con rồng bị thương khi chiến đấu với voi. Kể từ đó, nhựa của loài thực vật này có màu đỏ như màu máu và đặt tên là "cây máu rồng".

Theo truyền thuyết, cây máu rồng đầu tiên được sinh ra từ máu của một con rồng bị thương khi chiến đấu với voi. Kể từ đó, nhựa của loài thực vật này có màu đỏ như màu máu và đặt tên là "cây máu rồng".

Cây máu rồng có chu trình sinh trưởng khác thường. Cây non chỉ có một thân. Sau 10-15 năm, thân cây ngừng phát triển và bắt đầu ra hoa. Cây ra trái khi hoa tàn. Sau đó, cây tiếp tục đâm chồi và phân nhánh. Mỗi nhánh phát triển 10-15 năm và sinh ra nhánh cấp 2. Từ nhánh cấp 2 sinh ra nhánh cấp 3, cấp 4. Phải mất tới 10 năm cây mới đạt chiều cao 120 cm. Sau giai đoạn này, cây phát triển nhanh hơn.

Cây máu rồng có chu trình sinh trưởng khác thường. Cây non chỉ có một thân. Sau 10-15 năm, thân cây ngừng phát triển và bắt đầu ra hoa. Cây ra trái khi hoa tàn. Sau đó, cây tiếp tục đâm chồi và phân nhánh. Mỗi nhánh phát triển 10-15 năm và sinh ra nhánh cấp 2. Từ nhánh cấp 2 sinh ra nhánh cấp 3, cấp 4. Phải mất tới 10 năm cây mới đạt chiều cao 120 cm. Sau giai đoạn này, cây phát triển nhanh hơn.

Nhựa cây máu rồng không chỉ có màu lạ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Từ thời La Mã cổ, nhựa của loài cây này đã được ca tụng, ứng dụng nhiều trong đời sống.

Nhựa cây máu rồng không chỉ có màu lạ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Từ thời La Mã cổ, nhựa của loài cây này đã được ca tụng, ứng dụng nhiều trong đời sống.

Theo Global Trees Campaign, người dân đảo Socotra sử dụng quả của cây máu rồng làm thức ăn cho bò và dê. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng một lượng ít. Nhựa cây này còn có công dụng chữa bệnh theo dân gian như làm lành vết thương, bồi bổ sức khỏe, hay tạo nên lớp sơn của những cây đàn violin Stradivarius nổi tiếng.

Theo Global Trees Campaign, người dân đảo Socotra sử dụng quả của cây máu rồng làm thức ăn cho bò và dê. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng một lượng ít. Nhựa cây này còn có công dụng chữa bệnh theo dân gian như làm lành vết thương, bồi bổ sức khỏe, hay tạo nên lớp sơn của những cây đàn violin Stradivarius nổi tiếng.

Cây máu rồng được coi là biểu tượng của đảo Socotra. Tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Bởi, Socotra ngày càng khô hạn, mưa mùa thất thường và ít đi do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi.

Cây máu rồng được coi là biểu tượng của đảo Socotra. Tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Bởi, Socotra ngày càng khô hạn, mưa mùa thất thường và ít đi do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi.

 

Socotra được mệnh danh là hòn đảo "ngoài hành tinh" bởi nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật kỳ lạ. Các nhà khoa học còn gọi Socotra là Galapagos của Ấn Độ Dương. Năm 2008, quần đảo Socotra được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

Socotra được mệnh danh là hòn đảo "ngoài hành tinh" bởi nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật kỳ lạ. Các nhà khoa học còn gọi Socotra là Galapagos của Ấn Độ Dương. Năm 2008, quần đảo Socotra được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm