Khám phá

Loài cây nào có thể sống hơn 2.000 năm?

Theo Từ điển Anh - Việt, cây baobab (tên tiếng tiếng Anh là boab, tiếng Pháp baobab) là một chi của 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ vừa đến lớn, thuộc phân nhánh họ gạo (bombacoideae). Đây chính là loài cây thân gỗ sống lâu nhất.

Cầu khỉ của Việt Nam được xếp vào top những “cây cầu đáng sợ nhất” / Những cây cầu ngoạn mục nhất thế giới

1

Bằng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà khoa học xác định được rằng phần lớn loài cây này sống trên 200 năm, cây già nhất sống hơn 2.000 năm.

1

Theo World Atlas, baobab là loài cây có nguồn gốc từ châu Phi. Trong 8 loài cây baobab hiện nay, 7 loài bắt nguồn từ châu Phi và một loài sống ở Australia.

1

Baobab là loài cây có kích thước lớn, chiều cao 5-30 m, đường kính gốc cây 7-11 m, chu vi gốc cây có thể lên tới 50 m. Đây là loài cây có khả năng giữ nước rất tốt nhờ bên trong thân cây to phình ra. Cây Baobab có thể lưu trữ 120.000 lít nước để đảm bảo tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao. Là của cây này sớm rụng, thường trong mùa khô. Do đặc điểm thân to, ruột rỗng, gốc câu Baobab còn được sử dụng làm nhà ở.

1

Theo Daily Mail, lá cây baobab được sử dụng làm thức ăn sống hoặc phơi khô, tán bột để chế biến thức ăn. Tại Nigeria, người dân địa phương gọi lá cây baobab là kuka, dùng để nấu món súp kuka. Tại Australia, lá baobab được thổ dân dùng làm thuốc chữa bệnh.

1

Theo New York Times, quả của cây baobab có trọng lượng khoảng 1,2-1,5 kg, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, canxi, protein, được sử dụng để chế biến thực phẩm. Tại một số quốc gia châu Phi, quả của cây baobab được dùng để làm thức ăn, chế biến cùng một số món như cháo yến mạch, sữa, đồ uống. Ngày nay, bột quả cây baobab được nhập khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

1

Nếu như quả, lá cây baobab được sử dụng làm thực phẩm, thân cây này được sử dụng trong ngành sản xuất sợi, thuốc nhuộm, làm củi…

 

1

Theo BBC, baobab là loài cây được chọn làm biểu tượng của Madagascar, một quốc gia thuộc khu vực châu Phi. Trong 8 loài cây baobab, 6 loại sinh trưởng và phát triển tại Madagascar. Tại đất nước này, những hàng cây baobab có tuổi thọ hàng trăm năm, cao từ 25 đến 30 m, thân chắc nịch, vươn thẳng lên trời xanh, trở thành biểu tượng quốc gia, du lịch của nước này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm