Quốc tế

Chất lượng tệ hại, chưa dùng đã hỏng: Vì sao vũ khí Trung Quốc vẫn đắt hàng ở Nigeria?

Điều kỳ lạ là dù biết rõ vũ khí Trung Quốc không đáng tin cậy thế nhưng Nigeria liên tiếp ký các hợp đồng quốc phòng mới với Bắc Kinh, mới đây nhất là thương vụ mua xe tăng VT-4.

Đáp trả Mỹ, máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc "diễu võ giương oai" / Trung Quốc thử nghiệm súng trường QBZ-191 5,8x42 mm

Nigeria khách "sộp" của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Trong những năm trở lại gần đây, Nigeria được xem là một trong những khách hành lớn của các công ty vũ khí Trung Quốc ở châu Phi, với hàng loạt hợp đồng quốc phòng lớn nhỏ cung cấp tất tần tật mọi thứ mà giới lãnh đạo Abuja cảm thấy cần cho quân đội nước này.

Mà mới đây nhất là hợp đồng mua hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4, pháo tự hành SH-2 và pháo tự hành chống tăng ST-1, đây đều là các loại vũ khí mới nhất của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Chất lượng tệ hại, chưa dùng đã hỏng: Vì sao vũ khí Trung Quốc vẫn đắt hàng ở Nigeria? - Ảnh 1.

Trung Quốc chuyển giao xe tăng VT-4 cho Nigeria. Ảnh: africanmilitaryblog

Tuy nhiên, Quân đội Nigeria sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với VT-4 hay ST-1 bởi trước đó họ từng có cơ hội trải nghiệm "sự tuyệt vời" của xe bọc thép Trung Quốc, mà cụ thể hơn là xe bọc thép kháng mìn CS/VP3.

Hiện tại, Quân đội Nigeria có trong tay khoảng hơn 100 chiếc CS/VP3 và các xe này được đưa vào trang bị từ năm 2014.

Theo giới thiệu của Poly Technologies công ty chế tạo ra CS/VP3, mẫu xe bọc thép kháng mìn có thể chịu đựng được các vụ nổ của 8 kg thuốc nổ TNT (hoặc tương đương), bánh xe chịu được sức 16 kg thuốc nổ, mà thành viên trên xe không phải chịu thiệt hại lớn. Về khả năng chống đạn, vỏ thép bảo vệ quanh xe có thể chống được đạn cỡ 7,62mm.

Với lời quảng cáo như trên, CS/VP3 được Quân đội Nigeria sử dụng như những "lá chắn" bảo vệ các binh sĩ của nước này trong cuộc chiến chống lại phiến quân Boko Haram ở Đông Bắc Nigeria.

Chất lượng tệ hại, chưa dùng đã hỏng: Vì sao vũ khí Trung Quốc vẫn đắt hàng ở Nigeria? - Ảnh 3.

Xe bọc thép kháng mìn CS/VP3 mà Trung Quốc bán cho Nigeria. Ảnh: Wikipedia.

 

Và khi CS/VP3 lâm trận, các tướng lĩnh Nigeria mới vỡ lẽ ra là mẫu xe bọc thép này không tốt như những gì Poly Technologies đã giới thiệu, hàng loạt xe bị tiêu diệt trong thời gian ngắn hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng mặc dù chúng đều là xe mới.

Bên cạnh xe tăng và xe bọc thép, Quân đội Nigeria cũng được trang bị nhiều mẫu chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất, trong đó phổ biến nhất vẫn là tiêm kích J-7NI (phiên bản sao chép của MiG-21 Liên Xô) và máy bay không người lái (UAV) Rainbow-3A.

Năm 2010, Không quân Nigeria đặt mua 15 chiếc J-7NI, số máy bay này được Trung Quốc sản xuất từ năm 2007, trong đó có 3 chiếc JJ-7NI, biến thể 2 chỗ ngồi, giành cho huấn luyện phi công.

Chất lượng tệ hại, chưa dùng đã hỏng: Vì sao vũ khí Trung Quốc vẫn đắt hàng ở Nigeria? - Ảnh 4.

Tiêm kích J-7, một trong những vũ khí xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.

Về hiệu suất trong chiến đấu, những chiếc J-7NI đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với Boko Haram khi chúng giúp Không quân Nigeria kiểm soát bầu trời, thế nhưng trớ trêu thay là năng lực tấn công mặt đất của J-7NI lại khá kém và nó không được sinh ra cho nhiệm vụ này.

 

Bản thân phiến quân Boko Haram cũng không sở hữu không quân lẫn lực lượng phòng không, do đó J-7NI của Nigeria gần như không đóng góp được gì nhiều cho cuộc chiến.

May mắn cho Không quân Nigeria là họ còn Rainbow-3A và mẫu UAV này có thể được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất khi chúng được trang bị tên lửa không đối đất AR-1 và bom dẫn đường dẫn bằng laser Feiteng-10

So với tiêm kích J-7NI, thì hiệu quả chiến đấu thực tế của UAV Rainbow-3A trong tay Không quân Nigeria tốt hơn hẳn.

Vì sao vũ khí Trung Quốc trở nên đắt hàng ở Nigeria?

Trước khi sử dụng vũ khí Trung Quốc, Quân đội Nigeria được vũ trang chủ yếu bởi các loại vũ khí do phương Tây chế tạo như Bofors FH-77 của Thụy Điển, hệ thống phòng không tầm thấp Roland của Pháp, các mẫu xe bọc thép của Anh. Ngoài ra còn có cả một số vũ khí của Nga như xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BMP-1.

 

Chất lượng tệ hại, chưa dùng đã hỏng: Vì sao vũ khí Trung Quốc vẫn đắt hàng ở Nigeria? - Ảnh 5.

Xe bọc thép FV101 Scorpion do Anh sản xuất có trong biên chế Quân đội Nigeria. Ảnh: Reddit.

Mặc dù vũ khí Trung Quốc chỉ mới xuất hiện trong Quân đội Nigeria khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng do chính sách bán vũ khí ít kèm điều kiện chính trị như của phương Tây và Nga, cùng với đó là việc nền kinh tế Nigeria phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh, đã buộc Abuja phải chuyển hướng sang mua vũ khí của Trung Quốc.

Bản thân Nigeria từ lâu đã được biết đến như một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn tại châu Phi, tuy nhiên quốc gia này đang lâm vào cảnh nội chiến khi phiến quân Boko Hama nổi dậy trong thời gian gần đây.

Có thể nói Bắc Kinh đã tận dụng triệt để cơ hội từ cuộc nội chiến trên để thực hiện chính sách "đổi dầu lấy vũ khí", đáp ứng yêu cầu vũ khí cho cuộc chiến chống khủng bố của Nigeria, đồng thời thu được nguồn dầu, thỏa "cơn khát dầu" của nền kinh tế phát triển nóng.

Ngoài ra vũ khí Trung Quốc thường có giá "mềm" hơn so với vũ khí của phương Tây và Nga, phương thức thanh toán linh hoạt, số lượng đáp ứng tùy theo yêu cầu của khách hàng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng rất biết "lấy lòng" lãnh đạo quân đội và quan chức Nigeria, do vậy cũng dễ hiểu khi vũ khí Trung Quốc dần trở nên phổ biến ở quốc gia châu Phi này.

 

Chất lượng tệ hại nhưng vẫn phải ráng dùng

Mặc dù vũ khí Trung Quốc được hầu hết các quân binh chủng của lực lượng vũ trang Nigeria sử dụng, thế nhưng chất lượng của chúng thường rất kém so với vũ khí của phương Tây và Nga. Bản thân các tướng lĩnh Nigeria cũng nhiều lần phàn nàn về chất lượng của vũ khí Trung Quốc sau khi đưa vào sử dụng.

Điển hình như trường hợp của tiêm kích J-7NI, trong khoảng thời gian từ từ 2011-2015 Không quân Nigeria mất liên tiếp bốn chiếc J-7NI trong các vụ tai nạn, thậm chí họ còn mất luôn cả phi công.

Các vụ tai nạn liên tiếp của J-7NI cũng khiến dư luận Nigeria rất tức giận và yêu cầu chính phủ nước này ngừng mua vũ khí của Trung Quốc, tuy nhiên chỉ sau một thời gian đâu lại vào đấy.

Còn Tập đoàn hàng không Chengdu nơi sản xuất ra J-7NI lại khẳng định rằng chất lượng máy bay của họ không hề kém, mà cho rằng Không quân Nigeria đã chấp hành không đúng quy trình khai thác, sử dụng máy bay, dẫn chứng họ đưa ra là trường hợp của Không quân Bangladesh với cùng một loại máy bay tương tự.

 

Nhà sản xuất Chengdu cũng nghi ngờ việc Không quân Nigeria đã tiến hành các sửa đổi riêng, mà không tham khảo ý kiến của nhà sản xuất, bao gồm cải tiến màn hình LCD cho hàng ghế sau cho phiên bản huấn luyện JJ-7NI, làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ, chiến thuật của máy bay.

Ngoài các tai nạn của J-7NI thì máy bay không người lái Rainbow-3A của Không quân Nigeria cũng liên tiếp gặp sự cố. Nghiêm trọng nhất là vụ rơi máy bay không rõ nguyên nhân vào tháng 2/2015.

Với mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc hiện tại, xem ra Nigeria khó có thể lựa chọn nhà cung cấp vũ khí nào khác ngoài Bắc Kinh, bất chấp việc chất lượng vũ khí Trung Quốc có tệ đến nào đi nữa, Mặt khác khả năng Nigeria có thể mua lại vũ khí từ phương Tây là rất khó do các vấn đề về chính trị cũng như giá cả vũ khí của châu Âu thường rất cao.

Hai điều trên đã tạo cơ hội cho vũ khí Trung Quốc dẫn thống trị thị trường vũ khí ở Nigeria nói riêng và châu Phi nói chung.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm