Quốc tế

Châu Âu vẫn nhập dầu có nguồn gốc từ Nga

Hiện châu Âu vẫn gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ của Nga.

Khám phá sự nguy hiểm của tàu tấn công nhanh tàng hình lớp Skjold / Châu Âu tạo cuộc cách mạng không chiến ngoài tầm nhìn với tên lửa Meteor

Ảnh minh họa - Ảnh: TASS/TTXVN.
Các nước thành viên Liên minh châu Âu dù đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga trong đó có dầu diesel và dầu hoả tinh chế, tuy nhiên thực tế vẫn gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ của Nga.
Cụ thể, châu Âu vẫn nhập khẩu qua 2 tập đoàn dầu mỏ của Ấn Độ là Reliance và liên doanh Italy - Nga Nayara Energy. Đáng chú ý, trong những tháng gần đây, lượng dầu diesel và dầu hoả tinh chế từ các công ty Ấn Độ xuất sang châu Âu đã tăng gấp đôi.
Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế, lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu với các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ của Nga đã khiến các nước thành viên phải tìm nguồn cung thay thế 1 triệu thùng dầu mazut và naphta mỗi ngày.
Trong khi Mỹ và Saudi Arabia là những nhà cung cấp chính của châu Âu, Ấn Độ nổi lên là nguồn cung dầu diesel và dầu hỏa tinh chế với 2 nhà cung cấp có công suất lọc dầu lên đến 1,8 triệu thùng dầu/ngày.
Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết, giá trị xuất khẩu dầu từ Ấn Độ sang EU trong năm 2022 đã tăng 82% lên hơn 8 tỷ USD. Trong tuần đầu tháng 2/2023, 2 tập đoàn dầu mỏ của Ấn Độ đã nhận được 650.000 thùng dầu Urals từ Nga, tương đương 1/3 công suất sản xuất.
Trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, 2 tập đoàn dầu mỏ của Ấn Độ đều không mua dầu của Nga song các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã thay đổi tình hình.
Giá mỗi thùng dầu của Nga bán cho các đối tác Ấn Độ hiện chỉ còn 32 - 35 USD, thấp hơn cả mức giá trần mà các nước phương Tây áp đặt. Nhập khẩu dầu Nga với giá rẻ giúp Ấn Độ có thể tái xuất dầu diesel và mazut thành phẩm với giá cạnh tranh, dẫn tới việc tại các cây xăng ở châu Âu, xăng dầu bán lẻ tới người tiêu dùng châu Âu vẫn duy trì được mức giá thấp như trước khi xảy ra chiến sự.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm