Quốc tế

Xe tăng phương Tây có kịp đến Ukraine trước cuộc tấn công của Nga?

Anh và Pháp - những quốc gia sở hữu lực lượng vũ trang lớn nhất trong số các nước châu Âu thuộc NATO, mỗi nước có khoảng 220 xe tăng nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu xe tăng sẵn sàng tác chiến. Trái lại, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine với hơn 12.000 xe tăng trong khi Ukraine có gần 2.000 xe tăng.

Sự nguy hiểm của tiểu liên cực nhanh HK MP-7 / "Siêu tăng" Merkava - vũ khí của Israel có thể giúp ích Ukraine trên chiến trường

Xe tăng của phương Tây có kịp đến Ukraine?

Trong nhiều tháng, bất chấp sức ép từ các bên, Đức vẫn ngần ngại trong việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine. Tuy nhiên, vào tháng trước, Đức là quốc gia duy nhất ở châu Âu nhất trí hỗ trợ một lô xe tăng đáng kể cho Kiev.

Dù vậy, sự do dự của các đồng minh châu Âu trong việc hỗ trợ xe tăng cho Ukraine, mặc cho sự vận động quyết liệt từ Đức những ngày gần đây đã làm dấy lên nghi ngại về việc liệu có đủ xe tăng kịp thời đến tay Ukraine trước cuộc tấn công mới của Nga hay không.

xe tang phuong tay co kip den ukraine truoc cuoc tan cong cua nga hinh anh 1
Xe tăng Leopard được vận chuyển lên một máy bay của Canada. Ảnh: Reuters

Điều này đang đẩy chính phủ Đức vào thế khó mà nước này muốn tránh: Đó là trở thành quốc gia duy nhất của châu Âu cung cấp số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã duy trì quan điểm sẽ phối hợp với các đồng minh trong việc vận chuyển vũ khí cho Kiev.

Những e ngại của châu Âu về việc cung cấp xe tăng cho Ukraine đã cho thấy các thành viên NATO trong khu vực có số lượng xe tăng sẵn sàng hoạt động ít hơn so với ước tính ban đầu của các quan chức và chuyên gia.

"Thực tế là có quá ít xe tăng sẵn sàng tác chiến và chúng không tương thích với nhau. Điều này sẽ là một tín hiệu báo động ở châu Âu", Nico Lange, cựu quan chức quốc phòng cấp cao trong chính phủ Đức, đồng thời là học giả cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho hay.

Theo dữ liệu trực tuyến của trang GlobalFirepower, Anh và Pháp - những quốc gia sở hữu lực lượng vũ trang lớn nhất trong số các nước châu Âu thuộc NATO, mỗi nước có khoảng 220 xe tăng nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu xe tăng sẵn sàng tác chiến. Đức cũng có số lượng xe tăng tương tự nhưng theo các cuộc khảo sát do chính phủ tiến hành, chỉ chưa tới một nửa trong số đó có thể triển khai bởi phần còn lại cần phải sửa chữa. Trái lại, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine với hơn 12.000 xe tăng trong khi Ukraine có gần 2.000 xe tăng.

Cho đến nay, chỉ Đức và Ba Lan thông qua số lượng xe tăng đáng kể hỗ trợ cho Ukraine, lần lượt là 200 và 74, trong đó bao gồm cả các xe tăng cũ và mới. Canada cũng cam kết hỗ trợ 4 xe tăng hiện đại do Đức sản xuất cho Ukraine.

 

xe tang phuong tay co kip den ukraine truoc cuoc tan cong cua nga hinh anh 2
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ảnh: Getty

Washington cam kết hỗ trợ 31 xe tăng Abrams cho Ukraine nhưng các quan chức Mỹ cho biết cõ lẽ phải mất tới 2 năm những xe tăng này mới sẵn sàng hoạt động trên chiến trường. Anh cam kết hỗ trợ 14 xe tăng Challenger 2 và cho biết chúng sẽ được vận chuyển vào cuối tháng tới trong khi Pháp sẽ cung cấp các xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC cho Ukraine.

Tình thế khó xử riêng của châu Âu

Khi Đức tuyên bố vào tháng trước rằng nước này sẽ cho phép các đồng minh xuất khẩu lại các xe tăng do Đức sản xuất cho Ukraine sau nhiều tuần từ chối yêu cầu này từ phía Ukraine và các nước Đông Âu, động thái này được cho là sẽ dẫn đến hàng loạt cam kết của các nước láng giềng về việc hỗ trợ xe tăng Leopard 2 cho Kiev - vốn được coi là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới, cùng với các xe tăng Leopard 1 đời cũ hơn.

Hiện có hơn 2.000 xe tăng Leopard 2 trong kho vũ khí của châu Âu nhưng ngoài Đức, cho đến nay chỉ có Ba Lan cam kết hỗ trợ chúng cho Kiev, cùng với 60 xe tăng thời Liên Xô, trong khi Bồ Đào Nha cam kết hỗ trợ 3 xe tăng. Đức đã cam kết hỗ trợ 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine vào tháng tới và thông qua việc xuất khẩu 178 xe tăng Leopard 1 mà chính phủ đã bán lại cho các công ty tư nhân.

Thủ tướng Scholz đã kêu gọi các nước châu Âu nỗ lực đảm bảo các cam kết an ninh của mình. Ngày 7/2, Hà Lan và Đan Mạch cam kết hỗ trợ tài chính cho thương vụ mua khoảng 100 xe tăng Leopard 1 đã được loại biên hiện thuộc sở hữu của các công ty Đức Rheinmetall AG và FFG mbH. Xe tăng Leopard 1 được loại biên ở Đức cách đây 2 thập kỷ nhưng các công ty tư nhân và các quốc gia khác vẫn sở hữu xe tăng này.

 

xe tang phuong tay co kip den ukraine truoc cuoc tan cong cua nga hinh anh 3
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (phải) lái xe tăng sau khi nước này cam kết hỗ trợ Ukraine xe tăng hạng nặng. Ảnh: Reuters

Theo thỏa thuận trên, Hà Lan, Đan Mạch và Đức sẽ hỗ trợ tài chính để tân trang lại các xe tăng này và huấn luyện cho binh lính Ukraine sử dụng chúng. Dù vậy, Hà Lan và Đan Mạch sẽ không cung cấp xe tăng của họ cho Ukraine, các quan chức cho hay.

Pháp đã bác bỏ việc cung cấp một số lượng nhất định trong số hơn 200 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc khi dẫn ra những khó khăn về kỹ thuật và hậu cần.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa phát biểu trước Quốc hội ngày 9/2 rằng nước này đang tiến hành bảo trì các xe tăng Leopard 2 và sẽ cung cấp 3 xe tăng này cho Ukraine vào tháng 3.

Ngoài ra, một số quốc gia ban đầu cho biết họ sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine nếu được Đức cho phép bao gồm Phần Lan, Thụy Điển, Bỉ và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, những nước này vẫn chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào mặc dù các quan chức từ một số quốc gia trên cho biết họ sẽ hợp tác với các đồng minh trong việc đào tạo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine.

Chính phủ Tây Ban Nha đang đánh giá về những gì họ có thể làm để , Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Margarita Robles cho hay vào tháng trước.

 

"Trong khi đúng là Tây Ban Nha có xe tăng Leopard thì phần lớn phương tiện này cần được nâng cấp", bà Margarita Robles thông báo.

Người phát ngôn chính phủ Bỉ cũng cho biết nước này không có xe tăng để hỗ trợ trong khi 1 quan chức cấp cao của Phần Lan nói rằng Helsinki sẽ hợp tác trong việc hỗ trợ xe tăng Leopard 2 song không cung cấp thông tin chi tiết. Quan chức này cũng cho biết Phần Lan - quốc gia chia sẻ đường biên giới dài 1.300km với Nga, có chính sách không tiết lộ bất kỳ sự hỗ trợ nào cho Kiev.

Một quan chức cấp cao NATO nói rằng Phần Lan sẽ trì hoãn việc cung cấp trực tiếp xe tăng cho tới khi chính thức gia nhập liên minh - một động thái hiện đang bị Thổ Nhĩ Kỳ cản trở. Thậm chí sau khi trở thành thành viên NATO, Phần Lan, quốc gia có khoảng 240 xe tăng, sẽ chỉ hỗ trợ một vài xe tăng cho Kiev. Cộng hòa Séc đã cam kết hỗ trợ cho Ukraine 90 xe tăng thời Liên Xô.

Hầu hết các nước châu Âu đều "không có đủ xe tăng để bắt đầu hỗ trợ Ukraine khi Đan Mạch chỉ có 44 xe tăng Leopard 2 trong khi Hà Lan có 18 xe tăng theo hợp đồng cho thuê từ Đức, hoặc gặp hạn chế do các nhu cầu của mình, chẳng hạn như trường hợp của Phần Lan với đường biên giới dài với Nga", bà Minna Alander, học giả nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan bình luận./.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm