Chỉ huy Ukraine xác nhận phá vỡ lớp phòng thủ đầu tiên của Nga, thẳng tiến về hướng Tokmak
Tổng giám đốc IAEA: Tình hình của ZNPP "cực kỳ dễ bị tổn thương" / “Ngư lôi bay” săn ngầm đáng sợ của Hải quân Mỹ
Trả lời phỏng vấn trên kênh YouTube Politeka, Denis Yaroslavsky nói: “Theo kế hoạch, Tokmak (thành phố của tỉnh Zaporizhia) sẽ là mục tiêu tiếp theo của chúng tôi. Sau khi đánh chiếm được Tokmak, chúng tôi sẽ kiểm soát các tuyến đường hậu cần quan trọng nhất của Nga. Tuy nhiên, lấy lại một thứ gì đó luôn khó khăn hơn là bảo vệ nó”.
Khi được hỏi về tuyến phòng thủ mạnh mẽ của Nga, Yaroslavsky cho biết: “Thực tế là họ rất thành thạo trong việc phòng thủ. Tuyến phòng thủ đầu tiên của họ đã được trang bị mìn, tuyến thứ hai là các khu vực vững chắc, nơi họ chủ yếu thực hiện các hoạt động quan sát. Tuyến phòng thủ thứ ba được xây dựng từ boong-ke bê tông, nơi xe tăng được triển khai. Quân đội Nga rất giỏi về kỹ thuật. Mọi thứ đều vô cùng khó khăn, khá phi thực tế”.
Ảnh minh hoạ.
Ngoài ra, Yaroslavsky cũng tiết lộ rằng nếu Ukraine được trang bị các máy bay phương Tây, đặc biệt là F-16, nửa hệ thống phòng thủ của Nga đã bị phá hủy trước khi cuộc phản công bắt đầu. Tuy nhiên, Ukraine không nhận được sự hỗ trợ này, mặc dù các phi công Ukraine có khả năng lái chiến đấu cơ F-16.
>> Xem thêm: Gần như tất cả dữ liệu Mỹ chia sẻ với Ukraine đều rơi vào tay Nga
Yaroslavsky phát biểu: “Theo kịch bản bình thường, Ukraine có thể triển khai phi công của chúng tôi để tham gia các nhiệm vụ chiến đấu. Thế nhưng, các đồng minh phương Tây lo rằng điều đó có thể khiến Tổng thống Putin kích động việc sử dụng vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào và họ không dám tiến hành. Thực ra, họ nên cung cấp tất cả cho chúng tôi. Ukraine sẽ không chịu khuất phục Nga. Nhiệm vụ của họ là giúp chúng tôi đánh bại quân đội Nga”.
Các tuyên bố của ông Yaroslavsky được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa thông báo về gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD thứ 42 cho Ukraine, bao gồm hệ thống pháo và đạn dược, đặc biệt là bom và đạn chùm bất chấp sự phản đối của nhiều quan chức, đặc biệt là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
>> Xem thêm: Quân đội Ukraine không thể tiếp cận các công sự của Nga trong cuộc tấn công
Hôm 7/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ - Joe Biden nhấn mạnh rằng, việc đưa ra quyết định cung cấp đạn chùm đã gặp "rất nhiều khó khăn". Mặc dù vậy, quân đội Ukraine đang đối mặt với tình trạng khan hiếm đạn dược. Ông Biden cho biết: "Ukraine hiện đang cần vũ khí để ngăn chặn sự tiến công từ phía lực lượng Nga và tạo điều kiện để thực hiện các cuộc phản công. Tôi tin rằng họ cần những nguồn lực này".
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng đã thực hiện cuộc tham vấn rộng rãi với Quốc hội Mỹ cùng các đồng minh và đối tác để đưa ra quyết định cung cấp bom và đạn chùm cho Ukraine.
>> Xem thêm: Nhà báo Đức: Ukraine làm tất cả phương Tây thất vọng
Bom chùm và đạn chùm đã bị cấm sử dụng bởi hơn 120 quốc gia. Tuy vậy, Mỹ, Nga và Ukraine không nằm trong số đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo