Vì sao trực thăng Ka-60 của Nga ‘ế ẩm’?
Máy bay MS-21 Nga mất tính cạnh tranh khi đắt hơn hẳn đối thủ đến từ Airbus và Boeing / Ukraine điều khí tài hiếm xuyên phá "vành đai lửa" của Nga
Đầu những năm 1980, quân đội Liên Xô có kế hoạch tạo ra một loại trực thăng đa năng cho lục quân và hải quân. Máy bay trực thăng này sẽ đảm nhiệm vận chuyển binh lính hoặc hỗ trợ những người lính bị thương, nó cũng sẽ được sử dụng cho các nhiệm vụ huấn luyện, tìm kiếm cứu nạn, trinh sát trên không và dẫn đường cho trực thăng chiến đấu. Văn phòng thiết kế nổi tiếng Kamov của Nga được giao nhiệm vụ thực hiện dự án mới mang tên V-60, sau này được gọi là Ka-60 Kasatka.
>> Xem thêm:Raytheon cần kỹ sư về hưu để tăng sức mạnh cho Stinger
Khi đó, lực lượng vũ trang Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào những chiếc Mi-8, một sản phẩm của Cục thiết kế Mill từ đầu những năm 1960. Những chiếc trực thăng Mi-8 thực sự là cỗ máy đa năng, tuy nhiên khả năng vận tải của nó lại rất khiêm tốn.
Nhiệm vụ vận tải thường do trực thăng Mi-4 đảm nhận, nó ra đời vào đầu những năm 1950 và được sử dụng cho đến năm 1979. Khoảng trống mà Mi-4 để lại đòi hỏi một loại trực thăng mới, đa năng và có trọng tải lớn hơn.
Trực thăng Ka-60 Kasatka.
Dự án V-60
Có rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển những cỗ máy đột phá như Ka-60. Đối với Cục thiết kế Kamov, dự án V-60 là một nhiệm vụ tiên phong. Đó là một sự thay đổi đầy sáng tạo, vì các nhà thiết kế Liên Xô chưa bao giờ bắt tay vào việc tạo ra chiếc trực thăng có cấu tạo 1 trục vít với 4 cánh quạt trên rôto chính và rôto đuôi có 11 cánh.
Bên cạnh đó, tiến độ dự án V-60 liên tục bị gián đoạn bởi phải thực hiện các nhiệm vụ khác, bao gồm cả việc nâng cấp và hiện đại hóa trực thăng Ka-50. Sau đó, việc Liên Xô tan rã cũng đã dẫn đến chương trình phát triển V-60 gần như ngừng hoạt động.
Bất chấp những biến động, vào năm 1990 một nguyên mẫu đơn giản của Ka-60 khi đó được gọi là “cá voi sát thủ” được hoàn thiện. Cũng trong thời gian này, V-60 được đổi tên thành Ka-60. Mãi cho đến năm 1998, chiếc trực thăng này mới được thử nghiệm cất cánh lần đầu tiên.
>> Xem thêm:Mỹ dùng máy bay vận tải thực hiện cuộc tấn công tên lửa diện rộng
Trực thăng Ka-60 ban đầu gây ấn tượng với giới lãnh đạo quân đội Nga bởi thiết kế và khả năng của nó, nhưng quá trình thử nghiệm diễn ra chậm và khó khăn. Ka-60 chỉ thực sự nổi bật khi so với các mẫu trực thăng khác nhờ vẻ bề ngoài sang trọng và độ tin cậy khi hoạt động.
Với tải trọng hàng hóa từ 2-2,5 tấn, Ka-60 có thể vận chuyển 14 lính dù hoặc 6 cáng thương binh. Phi hành đoàn điều khiển trực thăng là hai người. Tốc độ hành trình của Ka-60 là 265 km/h và có tầm bay thực tế là 700 km. Ka-60 cũng được thiết kế ba điểm treo vũ khí.
Ka-60 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến vào thời điểm chế tạo, nhiều chuyên gia đánh giá Ka-60 là một máy bay trực thăng tối tân có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện thời tiết. So với các mẫu máy bay nước ngoài cùng thời, Ka-60 không thua kém về khả năng hoạt động.
Năm 2010, trực thăng Ka-60 của Nga đã gặp phải một sự cố trong quá trình thử nghiệm. Chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp và làm hai phi công bị thương. Sau khi xem xét kỹ lưỡng hơn, người ta thấy rằng một bộ phận bị lỗi là nguyên nhân gây ra rủi ro. Sự cố đáng tiếc này đã khiến Bộ Quốc phòng Nga có đủ lý do để tạm dừng dự án Ka-60 và chuyển trọng tâm sang một loại trực thăng mới, nhiều triển vọng hơn là Ka-62.
Trực thăng Ka-60 trong một chuyến bay thử nghiệm.
Phiên bản Ka-62
Vậy, điều gì làm nên sự khác biệt của Ka-62 so với Ka-60? Có hai điểm khác biệt chính. Đầu tiên, Ka-62 được bán trên thị trường như một máy bay trực thăng dân sự, chủ yếu sử dụng cho mục đích thương mại. Thứ hai, các bộ phận bên trong trực thăng như hệ thống điện tử hàng không, động cơ và hệ thống truyền động đã trải qua quá trình chuyển đổi, cải tiến.
Trong khi đó, Ka-60 là một máy bay trực thăng chưa bao giờ thực sự cất cánh, theo đúng nghĩa đen. Được sản xuất với số lượng ít ỏi chỉ hai chiếc và dự án cuối cùng đã phải bị hủy bỏ.
>> Xem thêm:Áo tàng hình Nakidka thần kỳ trên chiến trường
Người kế nhiệm của nó là Ka-62, được dự kiến sản xuất vào năm 2014, nhưng do những khó khăn trong thử nghiệm, phải đến năm 2018 chuyến bay đầu tiên của Ka-62 mới được tiến hành. Chiếc trực thăng này được lắp ráp bởi các bộ phận nhập khẩu và được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với những dòng trực thăng hàng đầu thế giới như Agusta của Anh và AW139 của Italia.
Phiên bản Ka-62.
Những khó khăn
Tuy nhiên, Ka-62 không thực sự nổi tiếng trên thị trường toàn cầu. Thất bại của nó không phải vì bị đánh giá kém hơn, mà đơn giản là vì Ka-62 cũng không hơn những chiếc trực thăng khác về chất lượng và hiệu quả về chi phí hoạt động. Do đó, đến năm 2022, chỉ có Brazil và Colombia mua một số ít trực thăng loại này, với số lượng từ 5 đến 15 chiếc mỗi loại.
Số phận của Ka-62 lại lao dốc vào năm 2022 do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine, khiến việc cung cấp các linh kiện nhập khẩu của nó bị ngừng hoàn toàn. Tại Diễn đàn Trực thăng lần thứ 13 ở Moskva vào tháng 11 năm ngoái, người đứng đầu Rosaviatsia, Alexander Neradko đã thông báo rằng chiếc trực thăng Ka-62 được tạo thành từ 60% bộ phận nhập khẩu và hiện không thể sản xuất.
>> Xem thêm:Vì sao Mỹ phản ứng thận trọng trước cuộc nổi loạn của Wagner?
Việc thiếu các bộ phận không chỉ ngụ ý việc ngừng sản xuất mà còn là mối đe dọa đối với những chiếc Ka-62 đang hoạt động. Những chiếc Ka-62 đang được sử dụng cần phải bảo trì để tiếp tục hoạt động.
Giải pháp tạm thời là sử dụng thiết bị hiện có để bảo dưỡng và thay thế sửa chữa, nhưng đây là cách khắc phục trước mắt trong khi tình hình ngày càng khó khăn và nó có thể khiến tất cả những chiếc Ka-62 phải dừng hoạt động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo