Chi tiết về hợp đồng mua hàng chục tiêm kích Su-30 của Ấn Độ với Nga
Xe tăng T-80 sản xuất mới sẽ trang bị tháp pháo Burlak 'độc nhất vô nhị'? / Oanh tạc cơ Tu-160 sẽ mang theo 12 tên lửa Kh-BD đầy bí ẩn
Thông báo mua số lượng lớn tiêm kích Su-30MKI nâng cấp và lắp ráp tại chỗ được New Delhi mô tả rằng động thái chiến lược này "sẽ thúc đẩy đáng kể ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ tiến bước".
>> Xem thêm: Chuyên gia Nga nói thời điểm xe tăng T-14 Armata chính thức tham chiến
Các quan chức quốc phòng đã khẳng định trong với truyền thông địa phương là những tiêm kích này này sẽ đại diện cho “đỉnh cao tác chiến của Không quân Ấn Độ, được trang bị nhiều vũ khí và cảm biến do chính New Delhi thiết kế”.
>> Xem thêm: Nga - NATO chạy đua sản xuất vũ khí ở mức chưa từng có
Su-30MKI hiện là máy bay chiến đấu hai động cơ phổ biến nhất trên toàn cầu, với ước tính có khoảng 270 chiếc đang hoạt động, số lượng đang vượt trên dòng J-16 của Trung Quốc.
>> Xem thêm: Xe tăng T-80 nâng cấp sẽ được 'đồng nhất hóa' với T-90M Proryv và T-14 Armata?
Điều thú vị là đơn đặt hàng của Ấn Độ bao gồm cả những chiếc MiG-29UPG nhẹ và kém hơn, nhưng hệ thống điện tử hàng không cao cấp, giảm yêu cầu bảo trì và chi phí vận hành hợp lý khiến chúng trở thành một sự bổ sung thực tế cho phi đội Su-30MKI.
>> Xem thêm: 'Kho tên lửa' của 'đại bàng' F-15EX có thể tiêu diệt 6 tiêm kích đối phương chỉ trong một phi vụ
Năm 2002, Su-30MKI lần đầu tiên khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp hàng không của cả Nga và Ấn Độ, hiện nay nó đóng vai trò trụ cột của Không quân Ấn Độ (IAF) với 11 phi đội đang hoạt động và phi đội thứ 12 chính là hợp đồng nói trên.
>> Xem thêm: Ukraine sản xuất hàng loạt pháo tự hành Bogdana sau màn thể hiện xuất sắc
Khi mới ra đời, chiếc máy bay chiến đấu này đã được ca ngợi là đỉnh cao của công nghệ hàng không quân sự khi mang trong mình những tính năng đột phá như radar mảng pha quét thụ động và động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều (2D TVC).
>> Xem thêm: Máy bay Su-30MK2 hiện đại như thế nào?
Ngành hàng không Ấn Độ đã tận dụng lợi thế của giấy phép sản xuất Su-30MKI. Tuy nhiên sản lượng đã bị ảnh hưởng do hiệu quả giảm sút và chất lượng sản xuất được cho là kém hơn nhiều so với phi cơ được sản xuất ở Nga trong các lô ban đầu.
>> Xem thêm: Các máy bay quân sự của Mỹ có chi phí vận hành thế nào?
Thật vậy, giá thành của những khung máy bay do Nga chế tạo chỉ bằng khoảng một nửa so với sản phẩm tương tự được chế tạo ở Ấn Độ, nhưng để hướng về tương lai tự chủ hàng không thì New Delhi vẫn đi theo con đường này.
Su-30MKI được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các tiêu chí riêng do Ấn Độ đặt ra, kết hợp sức mạnh của tiêm kích đánh chặn tầm xa với các công nghệ mượn từ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27M và Su-37 đắt đỏ.
Su-30MKI đã đi tiên phong trong ngành hàng không quân sự, được ca ngợi vì mạnh dạn sử dụng radar quét mảng điện tử thụ động (PESA) N011M của Su-37, một trong những loại radar PESA đầu tiên được tích hợp trên máy bay chiến đấu.
Những cải tiến làm nên sự khác biệt của Su-30MKI còn bao gồm việc tích hợp cặp cánh mũi có khả năng điều khiển, động cơ AL-31FP và vòi phun vectơ lực đẩy hai chiều.
Thông qua các cuộc tập trận mô phỏng, Su-30MKI đã nhiều lần chứng tỏ khả năng vượt trội so với các đối thủ đáng gờm cùng thời như Eurofighter của Anh hay F-15 của Mỹ, củng cố vị thế là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất ở Nam Á.
Trong nỗ lực đảm bảo sự thống trị liên tục về công nghệ, Ấn Độ đang xây dựng chiến lược phát triển radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến hơn nhiều.
Khí tài mới được thiết kế để thay thế radar N011M hiện có - một hệ thống radar mặc dù rất tuyệt vời khi mới ra đời nhưng đã tụt lại phía sau khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh.
Điều bắt buộc là quá trình chuyển đổi công nghệ này phải diễn ra để bắt kịp với những cải tiến trong hệ thống cảm biến của các máy bay chiến đấu mới do Trung Quốc chế tạo, bao gồm cả loại J-10C gần đây được xuất khẩu sang Pakistan.
Bên cạnh đó, Su-30MKI còn có thể trang bị động cơ AL-41F1S (3D TVC) để thay thế loại AL-31FN (2D TVC) hiện nay, tức là khi đó Su-30MKI của Ấn Độ sẽ mạnh hơn cả Su-30SM2 vừa được Nga thử nghiệm thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo