Chiến dịch Praying Mantis 1988 Mỹ giáng xuống Iran mạnh cỡ nào?
Giới chức quân sự Iran đang có những động thái gia tăng sĩ khí cho binh lính khi tuyên bố họ chiến thắng trong mọi cuộc xung đột quân sự với Mỹ suốt từ năm 1987 cho tới nay.
Vũ khí "át chủ bài" của Iran khiến hải quân Mỹ, Anh lo lắng / Ông Trump: "Iran chưa từng thắng một cuộc chiến"
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Fars News Agency vào hôm 24/7, Phó Tư lệnh lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi tuyên bố rằng Iran bất bại trong mọi cuộc đối đầu kể từ năm 1987.
"Sự thất bại của kẻ thù đối với hải quân Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran bắt đầu từ năm 1987, kẻ thù đã nhiều lần thừa nhận thất bại của chúng và cho đến nay, không có quốc gia nào dám gây hấn với Iran".
Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi đưa ra tuyên bố trên gần một tháng sau khi lực lượng phòng không IRGC bắn hạ một máy bay do thám RQ-4A Global Hawk của Mỹ trên không phận Iran gần eo biển Hormuz vào rạng sáng ngày 20/6.
Mặc dù quan chức quân sự Iran tuyên bố rất hùng hồn nhưng bài phát biểu này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó phần lớn không đồng tình nhất là khi nhắc lại thất bại của họ năm 1988.
Năm 1988, Iran cũng đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz như ngày nay và tiến hành rải thủy lôi nhằm ngăn cản các tàu buôn đi qua, căng thẳng khu vực khi đó cũng lên cao chưa từng thấy.
Đỉnh điểm là việc một chiến hạm Mỹ là tàu USS Samuel B. Roberts bị hư hỏng vì trúng thủy lôi, điều đó đã kích hoạt một đòn trả đũa quy mô lớn từ hải quân Mỹ thông qua chiến dịch Praying Mantis.
Sáng 18/4/1988, chiến dịch quân sự bắt đầu với việc nhóm tàu sân bay USS Enterprise tấn công chiếm dàn khoan dầu ngoài khơi của Iran mang tên Sassan, nơi họ dùng làm trạm quan sát eo biển Hormuz.
Chưa dừng lại hải quân Mỹ triển khai nhóm tác chiến thứ hai gồm tuần dương hạm USS Wainwright, hộ vệ hạm USS Simpson và USS Bagley tấn công giàn khoan Sirri và nhanh chóng phá hủy nó.
Hải quân Iran trả đũa bằng cách cho 6 xuồng cao tốc tên lửa Boghammar tấn công các tàu chở dầu và tàu hậu cần của Mỹ, tuy nhiên chúng đã bị máy bay cường kích A-6 ném bom chùm và đẩy lui.
Chiến dịch Praying Matins cũng ghi nhận là trường hợp đầu tiên các tàu chiến của hải quân Mỹ sử dụng tên lửa phòng không để diệt xuồng cao tốc mang tên lửa của hải quân Iran.
Biên đội tàu chiến Mỹ gồm tàu hộ vệ USS Simpson đã phóng 4 tên lửa phòng không RIM-66 Standard, USS Wainwright cũng bắn 1 quả RIM-66 vào xuồng tên lửa Joshan của Iran, tất cả đều trúng đích khiến chiến hạm Iran hỏng nặng và sau đó bị bắn chìm bằng pháo.
Chiến hạm cỡ lớn của Iran mang tên Sahand sau khi rời cảng đã bị nhóm khu trục hạm Mỹ phục kích và bắn chìm bởi 4 tên lửa diệt hạm Harpoon cùng 4 tên lửa dẫn đường laser Skipper.
Chưa dừng lại đó, chiều 18/4, tàu hộ vệ Sabalan rời căn cứ để tham chiến và bắn nhiều tên lửa phòng không vào phi đội A-6E Mỹ, cường kích Mỹ đáp trả bằng cách thả một quả bom laser trúng ống khói tàu chiến khiến nó mất khả năng chiến đấu.
Chỉ trong một buổi chiều 18/4/1988, tàu chiến và máy bay Mỹ đã đánh chìm hoặc làm hư hại nặng một nửa lực lượng tác chiến của hải quân Iran. Thiệt hại trong trận đánh này nhiều hơn tổng thiệt hại của Iran sau 8 năm chiến tranh với Iraq.
Thất bại trong chiến dịch Praying Mantins đối với hải quân Iran là vô cùng nặng nề, bởi vậy tuyên bố của Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi bị xem là thiếu kiến thức kịch sử trầm trọng.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo