Quốc tế

Mỹ đã có vũ khí có thể “xóa sổ” các tàu tấn công của Iran

DNVN - The Drive đưa tin, các máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ được trang bị bom chùm cùng nhiều vũ khí khác đang tham gia tập trận trên khu vực Vịnh Ba Tư. Chúng có thể được sử dụng (nếu cần thiết) để ngăn chặn các nhóm tàu Iran ở đây.

Vũ khí "át chủ bài" của Iran khiến hải quân Mỹ, Anh lo lắng / Ông Trump: "Iran chưa từng thắng một cuộc chiến"

Ngày 31/7 các máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ được trang bị bom chùm cùng nhiều vũ khí khác đã tham gia tập trận tại Vịnh Ba Tư. Phi đội máy bay chiến đấu này hiện túc trực tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và thuộc Phi đội máy bay viễn chinh số 336.
Ảnh minh họa. Nguồn Sputnik.

Ảnh minh họa. Nguồn Sputnik.

Theo đó, một số máy bay đã mang theo hệ thống Wind Corrected Munitions Dispenser (WCMD), một loại bom dẫn đường quán tính hỗ trợ bằng GPS có thể mang theo nhiều loại đạn nhỏ hơn khác nhau. Đồng thời các chiến đấu cơ này cũng được trang bị bom dẫn đường laser. Chiếc máy bay mang theo hai quả bom GBU-12/B Paveway II nặng 500 pound và một trong số chúng mang theo bom GBU-24/B Paveyway III nặng 2.000 pound. GBU-24/B có khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy bất kỳ loại tàu nào có trong biên chế của Hải quân Iran. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C (AMRAAM) và tên lửa tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại AIM-9X Sidewinder cũng được trang bị cho chúng.
Theo Không quân Mỹ, "các máy bay F-15E đảm trách vai trò thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không ở Vịnh Ba Tư và hộ tống các tàu hải quân khi chúng đi qua eo biển Hormuz". Các vũ khí này được sử dụng với mục đích phòng vệ nhưng nếu các lực lượng của mỹ và đồng minh bị đe dọa, chúng có thể được sử dụng.
Theo Wikipedia, bom chùm là các loại bom bi, đạn, lựu đạn cỡ nhỏ được chứa trong các quả bom, đạn cỡ lớn (gọi là bom, đạn mẹ) hoặc được phóng ra từ các dàn phóng. Khi nổ bom đạn mẹ không có tác dụng với mục tiêu, chỉ có tác dụng ném đạn dược thứ cấp ra một vùng rộng lớn, tạo hiệu quả sát thương lớn hơn.
Vào tháng 12 năm 2017, Jane's 360 tuyên bố rằng Lầu Năm Góc sẽ ngừng tiêu hủy bom chùm, để lại quyền sử dụng chúng nếu cần thiết.
Tháng 12 năm 2008, 93 quốc gia đã ký một hiệp ước cấm bom chùm. Một số nước trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Iran, Trung Quốc và Ấn Độ đã không tham gia thỏa thuận.
Doanh Doanh (Theo The Drive/Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm