Chiến hạm Mỹ mang tên lửa Tomahawk diễn tập cùng ASEAN trên biển Đông
Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer (DDG 108) mang tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ được coi là chiến hạm mạnh nhất trong nhóm tàu chiến các nước ASEAN vừa tham gia diễn tập trên biển Đông.
Tên lửa phòng không S-400 Triumf có đáng sợ như quảng cáo? / Việt Nam đang có tên lửa chống hạm xa nhất Đông Nam Á?
Được biết cuộc diễn tập bắt đầu ở Vịnh Thái Lan và kết thúc ở ngoài khơi Mũi Cà Mau, Việt Nam, đã diễn ra tốt đẹp.
Hai đại diện đến từ hải quân Mỹ điều là tàu chiến ven biển USS Montgomery (LCS 8) và tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Wayne E. Meyer (DDG 108).
Tổng số tàu chiến tham gia buổi diễn tập lần này là 8 chiếc trong đó USS Wayne E. Meyer (DDG 108) thuộc lớp Arleigh Burke của Mỹ được coi là chiến hạm có sức mạnh lớn nhất.
Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mạnh nhất và đông đảo nhất thế giới hiện nay của Mỹ. Đây là những chiến hạm tạo nên sức mạnh của hải quân Mỹ trên đại dương.
Hiện tại đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk đa số được phóng đi từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Với 67 chiếc đã được biên chế và Mỹ vẫn chưa dừng lại trong việc chế tạo thêm những tàu khu trục đầy uy lực này.
Dự kiến Mỹ sẽ đóng tổng cộng 76 chiếc tàu khu trục lớpArleigh Burke để tiếp tục duy trì sức mạnh trên đại dương.
Khu trục Arleigh Burke mang tên lửa dẫn đường có độ giãn nước từ 8.300 cho đến 10.000 tấn tùy từng phiên bản khác nhau.
Lớp Arleigh Burke cũng là nền tảng để các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển lực lượng tàu chiến mặt nước chủ lực.
Sự kết hợp của những tàu khu trục này tạo nên "lá chắn thần" bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.
Lớp Arleigh Burke nằm trong số các khu trục hạm lớn nhất từng được Mỹ chế tạo, cho tới khi siêu tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt ra đời.
Chúng được thiết kế để trở thành chiến hạm đa năng, đáp ứng vai trò tác chiến phòng không (AAW), chống ngầm (ASW) và chống tàu mặt nước (ASuW).
Việc trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3, hải pháo bắn nhanh và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế hải quân Mỹ.
Lớp Arleigh Burke được chia thành nhiều phiên bản (Flight). 21 tàu đầu tiên từ DDG-51 tới DDG-71 được xếp vào Flight I, 7 chiếc tiếp theo (DDG-72 tới DDG-78) thuộc Flight II. Bản nâng cấp IIA được chế tạo từ cuối năm 1997, bao gồm 43 chiếc đã được biên chế (DDG-79 tới DDG-112) và 11 tàu đang trong quá trình đóng mới và hoàn thiện (DDG-113 đến DDG-123).
Flight III gồm ba tàu (DDG-124 đến DDG-126) vừa được hải quân Mỹ đặt mua và chuẩn bị bắt đầu quá trình đóng mới. Dự kiến chiếc đầu tiên thuộc lớp này sẽ biên chế trong vài năm tới.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Chiến hạm Mỹ cùng với các tàu chiến các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần đầu tổ chức cuộc diễn tập chung trên biển từ ngày 2 đến ngày 6/9.