Quốc tế

Kh-47M2 Kinzhal tối tân của Nga thua xa tên lửa Mỹ ra đời cách đây 60 năm

DNVN - Người Nga tự tin tuyên bố rằng tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal của mình là thứ vũ khí độc nhất vô nhị và không thể đánh chặn.

"Quái vật biển Caspian" có số phận hẩm hiu nhất của Hải quân Liên Xô / Tiết lộ chấn động về trận đối đầu lớn giữa đặc nhiệm Mỹ và lính đánh thuê Nga tại Syria

Tên lửa siêu vượt âm vận tốc Mach 10 Kh-47M2 Kinzhal của Nga là một trong những vũ khí được giới thiệu trong thông điệp liên bang của Tổng thống Vladimir Putin, nó được cho là phiên bản phóng từ trên không của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M.

Nguyên tắc tạo nên vận tốc cao cho Kinzhal đó là yêu cầu tiêm kích MiG-31K phải bay cao tới trần bay 20.000 m ở tốc độ Mach 2 để tạo vận tốc ban đầu, sau đó Kh-47M2 sẽ tận dụng động năng và độ cao lớn để đạt tới tầm xa đồng thời thực hiện cú bổ nhào để chạm vận tốc thiết kế.

Nga tự tin cho rằng Kh-47M2 Kinzhal là thứ vũ khí độc nhất vô nhị, không có loại tương đương trên thế giới và không thể bị đánh chặn, tuy nhiên có vẻ như Moskva đã quá tự tin mà quên nhìn lại lịch sử phát triển vũ khí của Mỹ.

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm AGM-48 Skybolt của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm AGM-48 Skybolt của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Từ năm 1958, người Mỹ đã xây dựng một chương trình bí mật mang mật danh là Bolt Orion (WS-199B). Dự án này chủ đích xây dựng một tên lửa chiến thuật phi tiếp xúc không thể đánh chặn để phóng từ trên không.

Họ nhanh chóng thiết kế được một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có thể mang vác trên các nền tảng máy bay hiện tại và tương lai. Chương trình tiến triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện với mã WS-199C hay WS-138A.

Đến năm 1962 thì mọi thử nghiệm kỹ thuật đã hoàn tất và WS-199C sẵn sàng đi vào sản xuất loạt trang bị với mã định danh AGM-48 Skybolt.

Đây là một tên lửa có trọng lượng 5 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 0,9 m, tầm tác chiến 1.800 km, độ cao đạn đạo đạt 480 km với tốc độ tối đa lên đến Mach 12,5. Mọi thông số cách đây 60 năm vượt trội hoàn toàn so với Kh-47M2 Kinzhal của Nga ngày nay.

 

Tên lửa đạn đạo WS-199C phóng từ trên không mang mã trang bị AGM-48 Skybolt. Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa đạn đạo WS-199C phóng từ trên không mang mã trang bị AGM-48 Skybolt. Ảnh: Wikipedia.

AGM-48 Skybolt thậm chí còn ưu việt hơn Kh-47M2 Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.

Đây là điểm AGM-48 Skybolt "ăn đứt" Kh-47M2 vì vũ khí Nga nếu tích hợp cho máy bay ném bom chiến lược kiểu Tu-160 hay Tu-95 thì không thể có thông số như Nga vẫn quảng cáo vì chúng không có độ cao và vận tốc lớn như MiG-31K.

 

Việc người Mỹ không tiếp tục duy trì AGM-48 Skybolt do họ nhận thấy rằng vũ khí này không mang lại tính bí mật như tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và nó vẫn có khả năng bị đánh chặn, nhất là khi phương tiện mang phóng bị phát hiện từ xa.

Với yếu tố trên, có thể nhận thấy rằng chương trình Kh-47M2 Kinzhal của Nga mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tế. Nếu muốn Mỹ cảm thấy "lo sợ" như những gì giới tướng lĩnh Nga phát biểu thì Kinzhal phải được tiếp tục cải tiến, chí ít là bằng với Skybolt ra đời cách đây đã 60 năm.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm