Chiến tăng Leopard và Leclerc bị thay thế
Báo Trung Quốc: Nga giấu nhẹm vũ khí mới, "lừa" Bắc Kinh khi bán S-400 / Tổng thống Erdogan thực hiện "cú lừa" với S-400?
Theo Breaking Defence, Đức và Pháp dự định chính thức khởi động giai đoạn nghiên cứu kiến trúc của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới ngay trong tháng 4/2020.
Dự án hợp tác nằm trong chương trình Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ lực châu Âu (MGCS) do Berlin và Paris cùng phối hợp thực hiện. Đây là kết quả sau phiên họp của Ủy ban quân sự-quốc phòng song phương vào giữa tháng 10/2019.
Xe tăng Leclerc. |
Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai dòng xe tăng mới có thể thay thế cả Leopard-2 của Đức và xe tăng Leclerc của Pháp. Dự kiến, dòng tăng thế hệ mới này sẽ chính thức ra mắt vào năm 2035.
Mặc dù công bố kế hoạch phát triển dòng tăng thế hệ mới nhưng hiện cả Đức và Pháp đều không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về cỗ tăng này ngoại trừ chúng sẽ được trang bị trọng pháo có cỡ nòng lớn nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại là 140mm.
Giới chuyên gia cho rằng, việc phát triển tăng mới là nỗ lực của cả Đức và Pháp nhằm bắt kịp với dòng xe tăng tương lai T-14 Armata của Nga, cũng như tạo dựng nền tảng công nghệ quốc phòng của riêng châu Âu và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Nhưng nếu chỉ dựa vào sức mạnh cơ bắp của trọng pháo 140mm sẽ không giúp xe chiếm được ưu thế trước Armata bởi trong tương lai, loại xe tăng mới của Nga có thể được tích hợp pháo chính hoàn toàn tự động loại 152mm và có thể sử dụng đạn Uranium nghèo.
Đặc biệt, điều làm nên sức mạnh của Armata không chỉ là hỏa lực siêu mạnh mà còn nằm ở các công nghệ tiên tiến và các hệ thống phòng vệ, giúp nó trở nên gần như không thể bị đánh bại trước các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây.
Tăng Armata của Nga được thiết kkế với hệ thống an ninh 4 cấp hiện nay là độc nhất vô nhị trên thế giới.
Cấp độ đầu tiên của hệ thống bảo vệ chú trọng tới việc giảm thiểu các nguồn bức xạ nhiệt, điện từ và hồng ngoại của Armata, khiến đối phương khó phát hiện xe bọc thép trên chiến trường trong phạm vi dải tần radar, tia hồng ngoại và kính quang học.
Cấp độ bảo vệ thứ hai là hệ thống phòng thủ chủ động (APS - Active Protection Systems), sử dụng thiết bị gây nhiễu hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường, khiến đạn pháo và tên lửa chống tăng bay chệch hướng, không thể bắn trúng mục tiêu.
Cấp độ thứ ba là hệ thống bảo vệ chủ động "Hard kill and soft kill", gồm có hệ thống radar mảng pha chủ động trên xe, cho phép phát hiện và tiêu diệt đạn pháo ngay trên đường bay của chúng đến Armata, nếu đạn pháo, tên lửa vượt qua cả hai cấp độ trên.
Hệ thống bảo vệ cấp độ bốn là thiết kế tháp pháo tự động không người điều khiển, sử dụng hệ thống điều khiển xa, gia tăng cơ hội sống sót nếu trúng đạn vào tháp pháo.
Khác với kiểu xe tăng truyền thống, kíp xe làm việc bên trong khoang bọc thép, tách rời khỏi hệ thống lưu trữ và nạp đạn xe tăng, nâng cao khả năng sinh tồn trong trường hợp xe bị đạn xuyên phá.
Điểm khác biệt chính trong tính năng của chiến xa Armata là tháp pháo và khoang bọc thép dành cho tổ lái tách rời phần chiến đấu. Sơ đồ bố trí như vậy nâng cao khả năng sống sót của lính tăng kể cả khi tổ hợp chiến đấu bị phá hoại.
Đây chính là những lý do khiến xe tăng mới của Đức và Pháp nếu chỉ dựa vào trọng pháo 140mm khó có thể đánh bại được Armata của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo