Chiến trường Ukraine giúp tên lửa Kornet nổi tiếng hơn bao giờ hết
Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine / Nga đổi chiến thuật dùng UAV nhằm săn tìm ma trận phòng không Ukraine
Hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet của Nga đã được chứng minh là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại phương tiện bọc thép và công sự của đối phương. Trên chiến trường Ukraine, tổ hợp vũ khí này đã thể hiện hiệu quả cao nhờ các đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến thuật đặc biệt.
Đặc điểm kỹ thuật của Kornet
Kornet không phải là loại vũ khí mới mà đã có mặt trong các cuộc xung đột ở Trung Đông trong hơn 2 thập niên qua. Được phát triển từ những năm 1990 và được Quân đội Nga đưa vào sử dụng từ năm 1998.
Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là phá huỷ lớp giáp phản ứng nổ được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại cũng như các mục tiêu bọc thép. Tổ hợp này có một tính năng đặc biệt là bắn liên tiếp hai tên lửa, khiến đối phương không có nhiều thời gian đối phó.
Tên lửa chống tăng Kornet.
Kornet được trang bị hệ thống dẫn đường bằng tia laser bán tự động, đảm bảo độ chính xác cao khi tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa. Tầm bắn tối đa của Kornet lên tới 10 km khi sử dụng tên lửa đặc biệt, trong khi đạn tiêu chuẩn có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 5,5 km và có khả năng xuyên qua lớp giáp xe tăng dày 1.200 mm. Đầu đạn của tên lửa có thể là loại đạn xuyên lõm hoặc nhiệt áp, tiêu diệt được cả mục tiêu bọc thép cũng như công sự và nhân lực của đối phương.
Kinh nghiệm từ thực chiến
Trên chiến trường Ukraine, Kornet được các binh sĩ Nga sử dụng để tiêu diệt xe bọc thép, các vị trí kiên cố và cả sinh lực tập trung của đối phương. Một ví dụ về việc sử dụng thành công tổ hợp này là trận chiến ở khu vực Lisichansk, quân đội Nga với sự trợ giúp của Kornet đã tiêu diệt nhiều xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Ukraine.
Hiệu quả của việc sử dụng Kornet được chính các binh sĩ xác nhận. Một sĩ quan tiền phương của quân đội Nga cho biết, Kornet có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa với độ chính xác cao, giảm thiểu đáng kể rủi ro cho các trắc thủ của tổ hợp và tăng cơ hội hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.
Không chỉ là vũ khí chống tăng hiệu quả, Kornet còn có thể được sử dụng để phá hủy các tòa nhà và công sự kiên cố của đối phương. Một ví dụ tiêu biểu là trận chiến Mariupol, tên lửa Kornet đã được sử dụng để phá hủy các boongke và công sự kiên cố của đối phương, giúp quân đội Nga tiến lên và chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng.
Các binh sĩ Nga đang lắp đặt tên lửa Kornet lên một phương tiện chiến đấu.
Khả năng và lợi thế chiến thuật
Một trong những ưu điểm chính của Kornet là tính cơ động, nó có thể sử dụng trong cả điều kiện cố định và di động. Tổ hợp này có thể được gắn trên nhiều loại phương tiện khác nhau như xe thiết giáp Tiger, các xe xe bọc thép BMP-2 và MBD-2, khả năng này cho phép tên lửa Kornet di chuyển nhanh chóng trên chiến trường và sử dụng trong nhiều tình huống chiến thuật khác nhau..
Hệ thống dẫn đường bằng tia laser bán tự động được trang bị trên Kornet, giúp đảm bảo độ chính xác cao khi bắn, ngay cả khi có nhiễu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện chiến đấu hiện đại khi đối phương tích cực sử dụng hệ thống tác chiến điện tử (EW) và các biện pháp đối phó khác.
Một lợi thế quan trọng khác của Kornet là khả năng sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, khiến loại vũ khí này có thể tiêu diệt được cả mục tiêu bọc thép, các công sự kiên cố cũng như nhân lực của đối phương. Tên lửa Kornet hiện được đánh giá là loại vũ khí đáng sợ nhất của các “thợ săn xe tăng” Nga đang hoạt động trên chiến trường Ukraine.
Tên lửa Kornet được triển khai trên xe chiến đấu.
Triển vọng trong tương lai
Dựa trên những kinh nghiệm quan trọng khi được triển khai trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lực lượng vũ trang Nga có kế hoạch tiếp tục hiện đại hóa và cải tiến tổ hợp tên lửa Kornet. Trong tương lai, họ có thể tăng tầm bắn, cải tiến hệ thống dẫn đường và tăng hiệu quả chiến đấu của tổ hợp tên lửa này.
Một trong những lĩnh vực được tập trung hiện đại hóa là tích hợp Kornet với máy bay không người lái (UAV), kết hợp với sử dụng UAV trinh sát và dẫn đường, điều này sẽ làm tăng đáng kể độ chính xác và hiệu quả trong tiêu diệt các mục tiêu.
Khả năng phát triển các loại đầu đạn mới, bao gồm loại đầu đạn phá hủy có kiểm soát cũng đang được xem xét, điều này có thể giúp chống lại hiệu quả các phương tiện bảo vệ chủ động hiện đại của xe tăng và các mục tiêu bọc thép tiên tiến trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?