Chính thức: "Sát thủ diệt tăng" A-10 Mỹ không được phép về hưu
Với việc thay cánh để tăng hạn sử dụng, máy bay cường kích A-10 danh tiếng của Không quân Mỹ vẫn chưa được phép về hưu mà sẽ tung hoành khắp thế giới thêm hàng chục năm nữa.
Lộ thời gian siêu tiêm kích MiG-41 của Nga "chào đời" / Thiết kế tiêm kích cho tàu sân bay mới khiến Trung Quốc đau đầu
Theo tổ hợp hậu cần hàng không Ogden, chiếc cuối cùng trong số 173 cường kích A-10 đã nhận được đôi cánh mới theo chương trình tăng thời hạn phục vụ các máy bay tấn công mặt đất A-10 "lợn lòi" của Không quân Mỹ, được khởi động từ năm 2011. Ảnh: Alex Lloyd
Theo Boeing, việc thay cánh cho các máy bay cường kích đã 47 năm tuổi này cho phép chúng hoạt động trên bầu trời cho tới cuối những năm 2030. Thời điểm mà có thể Không quân Mỹ sẽ tìm ra được giải pháp thay thế A-10. Ảnh: Alex Lloyd
Đôi cánh mới dự kiến sẽ có thể giúp Không quân Mỹ khai thác A-10 thêm 10.000 giờ bay nữa. Đồng thời, có một số cải tiến nhỏ để giảm bớt các hỏng hóc (nếu có) trên cặp cánh mới.
Các công nhân viên phi đoàn bảo dưỡng 571 đứng trước chiếc A-10 số hiệu đuôi 80-0252 sau khi được thay cặp cánh mới tại căn cứ không quân Hill, bang Utah. Ảnh: Alex Lloyd
Việc Mỹ thay cánh kéo dài thời gian phục vụ A-10 cho thấy xem ra họ lại tạm dừng kế hoạch thay thế A-10 bằng F-35 hoặc F-16. Trước đó, từ đầu những năm 2000 ở Mỹ lại dấy lên thông tin rằng Không quân Mỹ muốn thay thế A-10 bằng F-16 hoặc F-35 trong nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất. Lý do được đưa ra là vì A-10 bay chậm (tốc độ 833km/h), cách thức bay cắm đầu vào mục tiêu để bắn súng quá xưa cũ biến chiếc máy bay này trở thành "mồi ngon" cho phòng không địch. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhưng rồi các sự cố liên tiếp xảy ra với F-35, cũng như chi phí hoạt động của F-35 tính ra đắt gấp 3 lần A-10 đã khiến các giới chức quân sự Mỹ "chùn tay". Rốt cuộc tới nay, sau bao nhiêu lần bàn đi tính lại, A-10 sẽ phục vụ tiếp tục tới năm 2030 rồi sẽ tính tiếp. Nguồn ảnh: Wikipedia
A-10 là máy bay cường kích hai động cơ, một chỗ ngồi được phát triển bởi hãng Fairchild Republic phát triển từ những năm 1970 cho nhiệm vụ yểm trợ đường không cự ly gần, tấn công các mục tiêu xe tăng - xe thiết giáp, cung cấp khả năng phản ứng nhanh cho lực lượng lục quân mặt đất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù đi vào phục vụ từ năm 1976, nhưng A-10 bắt đầu trở nên nổi tiếng khắp thế giới tới tận hôm nay từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Tại đó, A-10 lập nên chiến công khiến cả thế giới hoảng sợ, phá hủy hơn 900 xe tăng, 2.000 xe quân sự và 1.200 khẩu pháo của Iraq. Đặc biệt, nó cũng bắn hạ hai trực thăng Iraq bằng khẩu GAU-8, trong khi chỉ để mất 4 chiếc vì tên lửa đất đối không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến công đáng kinh ngạc của A-10 đã giúp nó thoát khỏi kế hoạch khai tử của Không quân Mỹ sau chiến tranh vùng Vịnh, người ta từ lúc đó đã định loại bỏ nó bằng F-16. Sau năm 1991, A-10 tiếp tục có mặt tại chiến tranh Nam Tư 1999, chiến tranh Afghanistan 2001, chiến tranh Iraq 2003, nội chiến Libya 2011 và Syria 2014. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù bay khá chậm do thiết kế thân của nó không tối ưu cho tốc độ cao mà là khả năng sống sót trước hỏa lực phòng không đối phương khi hoạt động ở tầm thấp, nhưng hỏa lực của A-10 là cực kỳ khủng khiếp. Nó có thể mang 7,2 tấn vũ khí gồm tên lửa chống tăng Maverick; bom chùm BLU hoặc CBU; bom laser Paveway; bom JDAM; rocket và tên lửa không đối không tự vệ... Nguồn ảnh: Wikipedia
Chưa kể, A-10 còn sở hữu khẩu pháo hàng không mạnh nhất thế giới GAU-8/A Avenger với 1.174 viên đạn lắp ở đầu mũi. Khẩu pháo này được cho là có thể sử dụng để chống tăng với tốc độ bắn kinh khủng. Nguồn ảnh: Wikipedia
GAU-8/A đạt tốc độ bắn 3.900 phát/phút với 7 nòng pháo 30mm xoay bằng điện, tầm bắn hiệu quả 1.200m, tối đa 3.600m. Pháo được trang bị đạn xuyên giáp PGUj-14/B có khả năng xuyên thủng phần lớn các loại xe thiết giáp trên thế giới hiện nay gồm cả BMP-3 của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo