Trung Quốc "bẻ khóa" thành công tiêm kích đa năng Su-30MK2, hướng tới Su-35SK
Nhờ việc tích hợp thành công tên lửa không đối không nội địa cho tiêm kích Su-30MK2, chiếc chiến đấu cơ này của Trung Quốc sẽ có thêm năng lực tác chiến rất đáng gờm.
Nói MiG-31 là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới có hơi quá không? / Máy bay cảnh báo đâm hỏng 4 tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ
Ngay trong năm 2001, họ lại ký hợp đồng 2 tỷ USD mua thêm 38 chiếc Su-30MKK nữa nâng quy mô phi đội lên 76 chiếc, việc giao hàng diễn ra trong hai năm 2002 và 2003.
Đơn hàng mua Su-30 cuối cùng là để trang bị cho không quân hải quân Trung Quốc (PLANAF), hợp đồng ký năm 2003, PLANAF đã nhận đủ 24 chiếc vào năm 2004.
Phi đội 100 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK này từng giữ vai trò mũi nhọn của lực lượng tác chiến trên không Trung Quốc, tuy nhiên mọi việc đã có sự thay đổi trong vài năm gần đây.
Các tiêm kích Su-30MKK và Su-30MK2 mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đã dần phải lui về tuyến sau, nhường vai trò cho chiến đấu cơ nội địa thuộc dòng J-11 và J-16.
Bên cạnh tính năng kỹ chiến thuật của tiêm kích nội địa được đánh giá ưu việt hơn thì nguyên nhân quan trọng khác khiến Trung Quốc không còn đặt nhiều niềm tin vào Su-30MK nữa đó chính là khó khăn trong công tác đảm bảo hậu cần - kỹ thuật.
Máy bay chiến đấu nội địa của Trung Quốc sử dụng các biến thể của động cơ WS-10, trong khi ở Su-30MK lại là AL-31F, hai loại này không thể lắp lẫn cho nhau.
Khó khăn tiếp theo nằm ở việc duy trì hệ số kỹ thuật cho vũ khí đi kèm, bởi Su-30MK đã bị Nga "khóa mã" để chỉ bắn được tên lửa và ném bom dẫn đường do mình chế tạo, nhằm tăng doanh số xuất khẩu vũ khí.
Các loại tên lửa nội địa của Trung Quốc như PL-8 hay PL-12 được quảng cáo vượt trội cả về tầm bắn, khả năng cơ động lẫn góc làm việc của đầu dò, vì vậy tiêm kích nội địa mang những vũ khí này có ưu thế rõ rệt trước Su-30MK.
Nhưng với tiềm lực khoa học công nghệ đáng nể của mình, Trung Quốc luôn có tham vọng sẽ "bẻ khóa" thành công hệ thống điều khiển trên tiêm kích xuất khẩu của Nga để mang được vũ khí của riêng mình.
Nếu làm được điều đó, Trung Quốc vừa nâng cao tính năng kỹ chiến thuật của tiêm kích nhập khẩu, lại không phụ thuộc vào nước ngoài trong công tác đảm bảo sẵn sàng chiến đấu.
Mới đây trang Sina của Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tiêm kích đa năng Su-30MK2 mang được tên lửa không đối không nội địa PL-8 (tầm ngắn) và PL-12 (tầm xa) trong một chuyến bay tuần tra chiến đấu.
Điều này cho thấy Trung Quốc đã thành công trong việc "bẻ khóa" tiêm kích Su-30MK, khiến chúng có thể sử dụng đa dạng các loại vũ khí chứ không bị "khóa cứng" vào tên lửa R-77 và R-73 do Nga sản xuất nữa.
Sau khi thành công với Su-30MK, dự báo Trung Quốc sẽ sớm triển khai công việc tương tự trên tiêm kích Su-35SK mà họ vừa tiếp nhận, khiến cho tính năng của chiếc tiêm kích này đáng gờm hơn nhiều.
Có lẽ thành công của Trung Quốc là một phần thúc đẩy Ấn Độ quyết tâm tích hợp tên lửa không đối không I-Derby ER và Python-5 của Israel lên tiêm kích Su-30MKI như biện pháp đáp trả tương xứng.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Vào năm 2009, Trung Quốc đã đặt hàng lô chiến đấu cơ Su-30MKK đầu tiên, 38 chiếc này được giao trong giai đoạn 2000 - 2001, giá trị hợp đồng ước tính 1,5 - 2 tỷ USD.