Choáng với siêu cối cỡ nòng 900mm Mỹ từng suýt sử dụng
Có thể khẳng định rằng, với cỡ nòng 914mm đây từng là khẩu súng cối lớn nhất mà con người từng chế tạo, Tiếc là quân đội Mỹ chưa kịp đưa nó vào sử dụng.
Nga thử sức mạnh vũ khí từng dọa IS chết khiếp, giữa châu Âu / Lộ thiết kế chiến hạm 7.000 tấn mang 48 quả Kalibr của Nga
>> DÒNG SỰ KIỆN HOT: VŨ KHÍ - KHÍ TÀI
Khẩu cối lớn nhất lịch sử quân đội Mỹ và cũng là khẩu súng cối lớn nhất thế giới từng được sản xuất có tên gọi Little David - Chàng David Bé nhỏ hay còn có tên gọi khác là American 36 - tương đương với cỡ nòng 36 inch mà nó sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
So với khẩu pháo đặt trên đường ray Schwerer Gustav và Dora từng được Đức quốc xã sử dụng có nòng pháo 800mm, khẩu pháo này thậm chí còn lớn hơn. Đáng tiếc là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, không một Chàng David Bé nhỏ nào được mang ra sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
>> Xem thêm: Siêu tăng M1A2X mà Đài Loan muốn mua của Mỹ có mạnh?
Năm 1944, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đi đến hồi kết và người Mỹ đang loay hoay tìm cách tấn công lên lãnh thổ nội địa của Nhật Bản, quân đội Mỹ nhận ra rằng họ sẽ cần một khẩu cối hoặc pháo cực lớn để có thể dọn sạch các hệ thống phòng thủ dày đặc bên trong lãnh thổ đối phương. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Một khẩu cối cỡ nòng lên tới 914mm đã được ra đời để giải quyết bài toán này. Thiết kế của khẩu cối này về cơ bản không khác gì các loại cối thông thường trừ việc nó có cỡ nòng cực kỳ lớn và cần cơ cấu nâng đặc biệt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Little David sử dụng một cái khuyết ở đế cối để giúp nó nâng góc nòng lên trước khi khai hoả. Toàn bộ cơ cấu này được vận hành bằng máy móc do có trọng lượng quá lớn, tổng cộng lên tới 78 tấn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Do có cơ cấu hoạt động phức tạp nên dù di chuyển được, việc chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu của David cũng cần tới... 12 tiếng. Dù vậy đây cũng là thời gian chuyển trạng thái dễ thở hơn nhiều so với khẩu pháo 800mm của Đức vốn cần tới... 3 tuần để sẵn sàng nhả đạn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Mỗi viên đạn của David nặng tới 1,6 tấn và cách thức nạp đạn của khẩu cối này giống với các khẩu cối thông thường khác, đó là nạp đạn từ đầu nòng. Tuy nhiên do viên đạn có trọng lượng quá lớn, sau mỗi phát bắn David sẽ phải hạ nòng để nạp đạn sau đó lại nâng lên để bắn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tầm bắn tối đa của khẩu cối David chỉ là 9,7 km nhưng sức công phá của nó là không phải bàn cãi. Theo thử nghiệm của quân đội Mỹ, khẩu pháo này có đủ khả năng bắn hạ mọi loại boong-ke, pháo đài mà Nhật từng sử dụng để phòng thủ trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai chỉ với một phát bắn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tất nhiên là quân Mỹ không bao giờ tấn công trực tiếp lên lãnh thổ Nhật Bản và khẩu cối David chưa bao giờ được sử dụng. Chỉ có duy nhất một mẫu thử nghiệm tới nay vẫn được trưng bày ở khuôn viên bảo tàng Maryland, Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Khi di chuyển, khẩu cối David được chia làm hai cơ cấu với nòng cối nặng 36 tấn và đế cối có thiết kế đặc biệt nặng tới 42 tấn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Hai cơ cấu này đều được thiết kế để có thể kéo được bằng xe tải hạng nặng. Tuy nhiên dường như thiết kế nặng nề của David chưa tính tới việc thời tiết ẩm ướt nhiều bùn lầy của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo